Trải nghiệm vui đùa cùng cá mập voi ở Maldives khiến cuộc sống của loài động vật này gặp nguy hiểm

Khi đến với quần đảo xinh đẹp Maldives, du khách sẽ được tham gia trải nghiệm thú vị là bơi và chụp ảnh cùng cá mập voi. Nhưng hoạt động du lịch đang diễn ra một cách không kiểm soát này sẽ ảnh hưởng tới cá mập voi, loài cá lớn nhất thế giới này bị ảnh hưởng.

 Hàng trăm người dưới nước đuổi theo một con cá mập voi ở Maldives. Ảnh: Matt Reichel

Hàng trăm người dưới nước đuổi theo một con cá mập voi ở Maldives. Ảnh: Matt Reichel

Cá mập voi là loài cá lớn nhất thế giới. Hiện loài động vật này đang có nguy cơ tuyệt chủng vì dân số của chúng đang giảm trên toàn thế giới. Cá mập voi giúp cân bằng hệ sinh thái biển. Chúng ăn sinh vật phù du và rong biển, nền tảng của chuỗi thức ăn đại dương. Hiện các trải nghiệm du lịch không được kiểm soát có nguy cơ đe dọa đến sự tồn tại của loài cá mập này.

Các sinh vật đốm trắng có thể dài tới 18 mét (60 feet), mặc dù hiếm khi bắt gặp một con lớn hơn 10 mét ngoài vùng biển của Quần đảo Galapagos. Đa số những con cá mập voi được nhìn thấy ở Maldives hầu như chỉ là con đực. Cá mập voi cũng có thể được tìm thấy ở vùng biển Mexico, Philippines, Mozambique, Tanzania và Indonesia.

Theo nghiên cứu thực địa được thực hiện bởi Chương trình nghiên cứu cá mập voi Maldives (MWSRP) do tổ chức phi chính phủ Maldives điều hành, số lượng cá mập voi đến thăm đảo san hô Nam Ari đã giảm từ 48 vào năm 2014 xuống còn 32 vào năm 2019, tương ứng với sự gia tăng thương tích. Tỷ lệ cá mập bị thương nặng đã tăng từ 24% vào năm 2006 lên 45% vào năm 2019.

Điều phối viên tại hiện trường Chloe Winn của MWSRP giải thích: “Những chấn thương này phần lớn do chân vịt của tàu cao tốc. Mặc dù chúng tôi không thể xác định liệu những thương tích này xảy ra trong hay ngoài các khu bảo tồn biển, nhưng sự gia tăng thương tích do cá mập voi gây ra có tương quan với sự gia tăng tàu thuyền ở những khu vực này”.

Hơn nữa, cá mập voi bị căng thẳng bởi đám đông bơi lội.

 Du khách tranh nhau xem một con cá mập voi ở Maldives. Ảnh: Matt Reichel

Du khách tranh nhau xem một con cá mập voi ở Maldives. Ảnh: Matt Reichel

Những du khách di chuyển bơi qua làn nước ấm, trong xanh như ngọc. Hàng trăm người tiến tới bao quanh con vật, nhảy lên đầu, đá vào vây của chúng. Nhưng sinh vật này phớt lờ sự điên cuồng và tiếp tục hành trình qua vùng nước có rạn san hô cạn, tìm kiếm sinh vật phù du để hút vào chiếc miệng rộng của mình.

Jennifer Garnett, một nhà tự do người Mỹ, đã tham gia chuyến du ngoạn South Ari vào tháng Tư nói: “Thật hỗn loạn. Có tới 50 chiếc thuyền và hàng trăm người dưới nước, đuổi theo một con cá mập voi lên xuống rạn san hô. Thật khó để bơi vì bạn bị bao vây tứ phía bởi nhiều người”.

Garnett cho biết cô đã bơi với cá mập voi ở Mexico và Galapagos, cả hai đều là những trải nghiệm an toàn hơn nhiều.

Cảnh tượng này không hiếm ở Nam Ari Atoll, Maldives, đặc biệt là đảo san hô này, là một trong số ít địa điểm được biết đến với các hoạt động bơi lội và chụp ảnh cùng cá mập voi quanh năm trong bất kể mọi thời tiết.

Cá mập cũng bị căng thẳng bởi thuyền nhanh. Điều phối viên Winn nói: “Chúng tôi đã quan sát thấy sự gia tăng tốc độ của các con thuyền trong các khu bảo tồn trong vài năm qua. Mặc dù hành vi này không phải là điển hình và thường xuyên, nhưng nó vẫn xảy ra, và đó là một vấn đề đối với những con cá mập voi đến khu vực này để phục hồi sức khỏe sau khi lặn sâu”.

Cá mập voi du hành trên bề mặt của các rạn san hô nông để nghỉ ngơi và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể sau khi trở về từ độ sâu lạnh với lượng oxy thấp hơn. Cá mập có thể cố gắng tránh các tương tác bằng cách bơi nhanh hơn hoặc lặn, điều này ảnh hưởng đến quá trình điều nhiệt.

Du lịch quốc tế đã phát triển như một nguồn thu nhập chính cho Maldives kể từ những năm 1970. Du lịch lặn đã trở thành một nguồn thu nhập thay thế quan trọng của ngư dân địa phương, đặc biệt là kể từ khi Bộ Thủy sản, Tài nguyên Biển và Nông nghiệp áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá mập vào năm 1995.

Các cộng đồng đánh cá ở Maldives thỉnh thoảng săn bắt cá mập voi để lấy vây và dầu gan của chúng, được sử dụng để chống thấm cho vỏ thuyền. Lệnh cấm được đưa ra nhằm khuyến khích các cộng đồng này tránh xa việc đánh bắt cá có hại.

Chính phủ Maldives đã chỉ định đảo san hô Nam Ari là Khu bảo tồn biển (MPA) vào năm 2009. Vào năm 2019, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Maldives (EPA) đã thực hiện quy tắc ứng xử cho các nhà khai thác du lịch cá mập voi ở Đảo san hô Nam Ari, trong đó bao gồm:

-Các thợ lặn và người lặn với ống thở nên ở cách con vật từ ba đến bốn mét và hạn chế chụp ảnh với đèn flash.

-Không được chạm vào các sinh vật hoặc cản trở hướng di chuyển của chúng.

-Tàu thuyền không được đi nhanh hơn 10 hải lý / giờ trong các khu vực được bảo vệ.

-Số người bơi xuống nước từ thuyền không được quá 12 người.

Nhưng Yoosuf Rilwan, giám đốc của EPA, giải thích rằng việc thực thi còn thiếu chặt chẽ. Nếu không thực thi, cá mập voi tiếp tục có nguy cơ bị thương và nguy hiểm, và Maldives có nguy cơ mất đi những sinh vật tuyệt đẹp này.

Linh Trang (Asia One)

Nguồn Tiêu Dùng: https://tieudung.giadinhonline.vn/trai-nghiem-vui-dua-cung-ca-map-voi-o-maldives-khien-cuoc-song-cua-loai-dong-vat-nay-gap-nguy-hiem-d5912.html