Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt là một chứng bệnh về đường hô hấp mà đối tượng trẻ nhỏ hay những người có sức đề kháng yếu rất hay gặp phải. Người bệnh thường xuyên bị khó thở từ mức độ nhẹ đến nặng do co thắt phế quản. Co thắt phế quản hiểu đơn giản là hiện tượng co thắt đột ngột của các cơ trong thành phế quản.

“Viêm phế quản co thắt” là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng bệnh viêm phế quản kéo dài giống như hen phế quản/ hen suyễn nhưng chưa đủ chứng cứ để chẩn đoán là hen.

Viêm phế quản là một nhiễm trùng đường hô hấp rất phổ biến do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây nên

Viêm phế quản là một nhiễm trùng đường hô hấp rất phổ biến do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây nên

Đặc điểm lâm sàng của hen phế quản/ hen suyễn bao gồm ho, khó thở, khò khè, nặng ngực tái đi, tái lại nhiều lần trên một cơ địa dị ứng như chàm da, viêm mũi dị ứng, có tiền căn gia đình có cha mẹ, anh em ruột bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Nếu có một trường hợp người bệnh mới bị xuất hiện triệu chứng 1 - 2 lần, chưa thể làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán hen như đo hô hấp ký hay lưu lượng đỉnh kế hoặc tiền căn gia đình lại không có ai hen suyễn cả, lúc đó bác sĩ điều trị có thể chẩn đoán là trẻ bị viêm phế quản dạng hen.

Tuy nhiên cần nhớ là viêm phế quản dạng hen chỉ là chẩn đoán tạm thời. Qua quá trình theo dõi đáp ứng điều trị bác sĩ sẽ thay đổi lại chẩn đoán là hen suyễn hay chỉ là một viêm phế quản thông thường mà thôi.

Bệnh viêm phế quản xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính, đặc biệt những người có sức đề kháng kém, người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi,...

Bệnh viêm phế quản xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính, đặc biệt những người có sức đề kháng kém, người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi,...

Những triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh

- Ngực co thắt;

- Thở khò khè;

- Khó thở hay thở nhanh;

- Có những dấu hiệu cảm trong vài ngày đầu như sốt nhẹ, ho và sổ mũi;

- Cổ họng có nhiều đờm;

- Buồn nôn sau khi ăn.

Ở trẻ nhỏ bị viêm phế quản co thắt các dấu hiệu nhận biết thường không rõ ràng. Nếu trẻ có tình trạng khò khè, thở mệt nên cho trẻ đi khám sớm tại các chuyên khoa hô hấp. Ngoài các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cần thiết để giúp chẩn đoán viêm phế quản co thắt như:

- Chụp X-quang phổi: Phương pháp này được sử dụng để chụp ảnh phổi của bạn và giúp kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc viêm phổi.

- Chụp CT scan phổi: Đánh giá chính xác những tổn thương (thường chỉ chỉ định khi có biến chứng hoặc tiên lượng biến chứng nguy hiểm).

Viêm phế quản nếu được điều trị sớm thường sẽ khỏi sau 5-10 ngày, tuy nhiên triệu chứng ho có thể kéo dài một vài tuần sau khi khỏi bệnh. Viêm phế quản có thể diễn biến thành mạn tính ở những người hút thuốc lá, thường xuyên hít phải bụi bẩn, tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Viêm phế quản nếu được điều trị sớm thường sẽ khỏi sau 5-10 ngày, tuy nhiên triệu chứng ho có thể kéo dài một vài tuần sau khi khỏi bệnh. Viêm phế quản có thể diễn biến thành mạn tính ở những người hút thuốc lá, thường xuyên hít phải bụi bẩn, tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Điều trị viêm phế quản co thắt như thế nào?

Khi đã xác định được những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết của viêm phế quản co thắt, người bệnh đi khám và được chẩn đoán bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc để điều trị bệnh hiệu quả kèm theo lịch hẹn khám lại.

Các thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm phế quản co thắt bao gồm thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh và thuốc điều trị triệu chứng.

Với điều trị nguyên nhân gây bệnh, nếu viêm phế quản co thắt do virus thì chưa có thuốc đặc trị. Nếu viêm phế quản co thắt nguyên nhân bởi vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc các loại kháng sinh như nhóm beta lactam, macrolid, cephalosporin,...

Điều trị triệu chứng viêm phế quản co thắt có thể chỉ định Paracetamol hoặc Ibuprofen để hạ sốt nếu có triệu chứng sốt trên 38.5 độ C. Dùng thuốc long đờm (thường là N - acetylcystein) cho những trường hợp ho có đờm, ho nhiều gây mệt mỏi, mất ngủ. Sử dụng phương pháp điện giải oresol để bù nước nếu cơ thể bị mất nước. Khi người bệnh có dấu hiệu khó thở, theophylin và salbutamol là những loại thường được sử dụng để giãn phế quản.

Tuy nhiên để việc điều trị hiệu quả, đúng hướng, người bệnh cần sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không được tự kê đơn, tránh gây ra những hậu quả không mong muốn.

Thuốc y học cổ truyền (thuốc đông dược) điều trị viêm phế quản co thắt cũng là một lựa chọn không tồi và được khá nhiều người bệnh áp dụng cho hiệu quả rõ rệt. Sách Nội Kinh đã chỉ rõ: “tà chi sở tấu, chính khí bất an”. Nguyên tắc chung điều trị viêm phế quản theo y học cổ truyền ở đây là phò chính, khu tà. Về viêm phế quản, không chỉ là vấn đề ở đường hô hấp, nó là bệnh của toàn thân mà những biểu hiện tập trung ở đường hô hấp, đặc trưng bởi sự co thắt phế quản và sự tăng tiết chất nhầy. Mục đích của điều trị theo y học cổ truyền là điều trị toàn diện, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh. Với người bệnh viêm phế quản co thắt, sau khi cắt cơn khó thở, làm hết các triệu chứng ho, khò khè, tiếp tục điều trị “phò chính", làm cho cơ thể càng khỏe lên, sức đề kháng tăng cao, sau đó dù cho môi trường bất lợi thì cơn khó thở cũng không thể tái phát được.

Đông y coi viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản thể hen, viêm phế quản co thắt, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều thuộc bệnh “háo suyễn”. Và cách điều trị đều chung một nguyên tắc. Một trong những bài thuốc hay được sử dụng trong điều trị chứng háo suyễn là bài “Tiểu Thanh Long Thang”. Bài thuốc là sự kết hợp giữa các vị “Quân” “Thần” “Tá” “Sứ”, phối hợp và bổ trợ công dụng lẫn nhau có tác dụng điều hòa, phục hồi các chức năng tạng Tỳ - Phế - Thận suy yếu, cho hiệu quả cao trong bệnh hen phế quản mạn tính, viêm phế quản mạn tính.

Bài thuốc đạt hiệu quả cao trong điều trị tình trạng viêm phế quản co thắt bởi giải quyết tốt 3 vấn đề:

- Giảm ho, tiêu đờm giúp thông thoáng phế quản: Trong bài thuốc “Tiểu thanh long thang” có sự phối hợp của ba vị thuốc can khương, tế tân và bán hạ tác động trực tiếp tới tạng Tỳ giúp tiêu trừ đàm thấp (dịch nhầy) và phục hồi công năng Phế giúp khử đờm và tống xuất ra ngoài. Kết hợp thêm quế chi và ma hoàng có tác dụng như các thuốc chống co thắt giúp giãn phế quản, tạo thông thoáng để dịch nhầy có thể tống xuất ra ngoài tốt hơn

- Hết co thắt, tiêu viêm, phục hồi phế quản bị tổn thương: Với sự phối hợp của các vị bạch thược, cam thảo, quế chi, tế tân có tác dụng giúp tiêu viêm, tạo lớp lá chắn bảo vệ niêm mạc phế quản, giúp tình trạng viêm không tái phát, phục hồi lại sức đàn hồi của phế nang, phục hồi chức năng của phế quản bị tổn thương, làm cho người bệnh không còn khó thở ngay cả khi tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng.

- Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát: bài “Tiểu thanh long thang” tập chung vào điều hòa - phục hồi - nâng cao công năng của ba tạng Tỳ - Phế - Thận nên giúp cho các tạng phủ hoạt động hài hòa, sức miễn dịch và khả năng giải dị ứng của người bệnh được nâng cao tổng thể.

Với công nghệ bào chế hiện đại, hiện nay bài thuốc cổ phương Tiểu thanh long thang đã được ứng dụng trong bào chế thuốc dạng cao lỏng và viên hoàn vừa tiện dùng, vừa giữ đảm bảo được công năng của bài thuốc, khắc phục được nhược điểm lớn nhất của điều trị bằng thuốc y học cổ truyền là phải sắc thuốc vất vả, không tiện dùng, đặc biệt với cuộc sống bận rộn, hối hả ngày nay.

Điều trị viêm phế quản co thắt bằng thuốc y học cổ truyền mang lại những ưu thế nổi trội rõ rệt, thuốc vừa có tác dụng trực tiếp vào gốc bệnh, nâng cao sức đề kháng, phòng chống dị ứng lại cho hiệu quả cao và an toàn. Thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị.

>>Xem thêm: Những thông tin đầy đủ, tư vấn từ chuyên gia về viêm phế quản thể hen, hen suyễn thường gặp

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/trieu-chung-dau-hieu-nhan-biet-benh-viem-phe-quan-co-that-n182991.html