Trưng bày gần 400 tài liệu, hiện vật quý của đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc

Bên trong tượng đài 'Con tàu tập kết ra Bắc' ở thành phố Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đang trưng bày gần 400 tài liệu, hiện vật quý có giá trị lịch sử của đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc.

Tháng 8/2022, khu lưu niệm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc đã được khởi công xây dựng trên diện tích hơn 40.000m2 cạnh cảng Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn. Dự án do UBND TP Sầm Sơn làm chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư gần 255 tỷ đồng.

Tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" ở thành phố Sầm Sơn. Ảnh: Lê Dương

Tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" ở thành phố Sầm Sơn. Ảnh: Lê Dương

Các hạng mục của khu lưu niệm bao gồm: tượng đài con tàu tập kết và phù điêu lớn hình cánh cung; nhà trưng bày hiện vật, đón tiếp, chiếu phim tư liệu và công trình phụ trợ; 3 lán trại mô phỏng nơi ăn ở sinh hoạt và con đường ký ức.

Sau 2 năm, công trình đã hoàn thành với điểm nhấn là tượng đài Con tàu tập kết ra Bắc được làm bằng bê tông cốt thép với diện tích mặt bằng 3.200m2 và điểm cao nhất là mũi tàu, cao 12m. Kinh phí cho hạng mục này gần 80 tỷ đồng.

Không gian trưng bày các tài liệu, hiện vật quý của đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Ảnh: Lê Dương

Không gian trưng bày các tài liệu, hiện vật quý của đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Ảnh: Lê Dương

Không gian trưng bày này sẽ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, là địa chỉ đỏ về giáo dục văn hóa, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Ảnh: Lê Dương

Không gian trưng bày này sẽ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, là địa chỉ đỏ về giáo dục văn hóa, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Ảnh: Lê Dương

Các anh hùng liệt sĩ, anh hùng không quân Việt Nam là học sinh miền Nam. Ảnh: Lê Dương

Các anh hùng liệt sĩ, anh hùng không quân Việt Nam là học sinh miền Nam. Ảnh: Lê Dương

Bữa cơm trưa học sinh miền Nam tại Sầm Sơn. Ảnh: Lê Dương

Bữa cơm trưa học sinh miền Nam tại Sầm Sơn. Ảnh: Lê Dương

Nơi đây trưng bày gần 400 tài liệu, hiện vật quý có giá trị liên quan đến quá trình đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc sinh sống, học tập, công tác và làm việc trên đất Bắc từ năm 1954.

Ông Trịnh Đình Dương, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa cho biết, số hiện vật trên được Bảo tàng sưu tầm trong nhiều tháng qua. Không gian trưng bày được sắp xếp thành 6 chủ đề chính.

Chiếc áo kín các chữ ký. Ảnh: Lê Dương

Chiếc áo kín các chữ ký. Ảnh: Lê Dương

Những tài liệu quý có giá trị liên quan đến quá trình đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Ảnh: Lê Dương

Những tài liệu quý có giá trị liên quan đến quá trình đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Ảnh: Lê Dương

Bát, đĩa, cốc, chén... là những kỷ vật một thời dùng để nuôi đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Ảnh: Lê Dương

Bát, đĩa, cốc, chén... là những kỷ vật một thời dùng để nuôi đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Ảnh: Lê Dương

Cũng theo ông Dương, với nhiều hiện vật, tư liệu lịch sử có giá trị, sau khi đưa vào hoạt động, không gian trưng bày này sẽ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, là địa chỉ đỏ về giáo dục văn hóa, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Theo kế hoạch, Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc chính thức diễn ra vào ngày 27/10 tại khu lưu niệm, thành phố Sầm Sơn.

Lê Dương

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/trung-bay-gan-400-tai-lieu-hien-vat-quy-cua-dong-bao-mien-nam-tap-ket-ra-bac-2334029.html