Trưng bày nhiều giải pháp chữ ký số, hợp đồng điện tử cho doanh nghiệp

Ngày 15/10, Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử do Bộ Công Thương tổ chức đã diễn ra tại Trung tâm hội nghị quốc tế, Hà Nội.

Nhiều giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp như hợp đồng điện tử, chữ ký số của các doanh nghiệp công nghệ như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNPAY…được trưng bày tại sự kiện nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, dịch vụ công nghệ mới. Ảnh: Hà Anh/Mekong ASEAN.

Nhiều giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp như hợp đồng điện tử, chữ ký số của các doanh nghiệp công nghệ như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNPAY…được trưng bày tại sự kiện nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, dịch vụ công nghệ mới. Ảnh: Hà Anh/Mekong ASEAN.

Sự kiện có sự tham gia của 20 gian hàng, giới thiệu công nghệ như hợp đồng điện tử, chữ ký số từ xa, tự động hóa và quản lý quy trình số, giải pháp chuyển đổi số toàn diện...Ảnh: Hà Anh/Mekong ASEAN.

Sự kiện có sự tham gia của 20 gian hàng, giới thiệu công nghệ như hợp đồng điện tử, chữ ký số từ xa, tự động hóa và quản lý quy trình số, giải pháp chuyển đổi số toàn diện...Ảnh: Hà Anh/Mekong ASEAN.

Thực tế, trong các hoạt động giao dịch xuyên biên giới, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng hợp đồng điện tử để ký kết với các đối tác nước ngoài. Đặc biệt, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, xu hướng giao dịch không tiếp xúc trở nên phổ biến. Các doanh nghiệp đang dần chuyển từ sử dụng hợp đồng, chứng từ bằng giấy sang sử dụng hợp đồng, chứng từ điện tử để kịp thời nắm bắt cơ hội và chuyển mình trong cuộc đua chuyển đổi số. Ảnh: Hà Anh/Mekong ASEAN.

Thực tế, trong các hoạt động giao dịch xuyên biên giới, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng hợp đồng điện tử để ký kết với các đối tác nước ngoài. Đặc biệt, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, xu hướng giao dịch không tiếp xúc trở nên phổ biến. Các doanh nghiệp đang dần chuyển từ sử dụng hợp đồng, chứng từ bằng giấy sang sử dụng hợp đồng, chứng từ điện tử để kịp thời nắm bắt cơ hội và chuyển mình trong cuộc đua chuyển đổi số. Ảnh: Hà Anh/Mekong ASEAN.

Tại gian hàng của CTCP công nghệ Savis trưng bày giải pháp SAM Appliance mã hóa dữ liệu, chứng thực chữ ký số All-in-once và định danh mobile trên nền tảng Cloud HSM. Ảnh: Hà Anh/Mekong ASEAN.

Tại gian hàng của CTCP công nghệ Savis trưng bày giải pháp SAM Appliance mã hóa dữ liệu, chứng thực chữ ký số All-in-once và định danh mobile trên nền tảng Cloud HSM. Ảnh: Hà Anh/Mekong ASEAN.

Giải pháp này gồm máy chủ, thiết bị phần cứng mã hóa HSM và phần mềm quản lý khóa ký KMS. SAM Appliance có khả năng cài đặt, vận hành trong thời gian ngắn, tối ưu hiệu quả, bảo vệ an toàn cho hệ thống thông tin nhờ khả năng hoạt động độc lập với chi phí đầu tư tiết kiệm hơn nhiều lần so với triển khai lắp đặt một hệ thống ký số chuyên dùng thông thường. Ảnh: Hà Anh/Mekong ASEAN.

Giải pháp này gồm máy chủ, thiết bị phần cứng mã hóa HSM và phần mềm quản lý khóa ký KMS. SAM Appliance có khả năng cài đặt, vận hành trong thời gian ngắn, tối ưu hiệu quả, bảo vệ an toàn cho hệ thống thông tin nhờ khả năng hoạt động độc lập với chi phí đầu tư tiết kiệm hơn nhiều lần so với triển khai lắp đặt một hệ thống ký số chuyên dùng thông thường. Ảnh: Hà Anh/Mekong ASEAN.

 CTCP Công nghệ tin học EFY Việt Nam giới thiệu phần mềm ký kết hợp đồng điện tử EFY-eContract hỗ trợ doanh nghiệp tạo lập và ký kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại và văn bản điện tử thông qua nhiều hình thức ký điện tử như CKS hoặc OTP và eKYC OTP qua email, tin nhắn SMS. Chia sẻ với Mekong ASEAN, bạn Thúy, chuyên viên kinh doanh tại EFY Việt Nam cho biết: “Đối với các loại hợp đồng, văn bản điện tử, sau khi các bên hoàn thành ký, hợp đồng sẽ được gửi tới EFY-CeCA và Bộ Công Thương để chứng thực nhằm tăng tính minh bạch cho giao dịch”.

CTCP Công nghệ tin học EFY Việt Nam giới thiệu phần mềm ký kết hợp đồng điện tử EFY-eContract hỗ trợ doanh nghiệp tạo lập và ký kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại và văn bản điện tử thông qua nhiều hình thức ký điện tử như CKS hoặc OTP và eKYC OTP qua email, tin nhắn SMS. Chia sẻ với Mekong ASEAN, bạn Thúy, chuyên viên kinh doanh tại EFY Việt Nam cho biết: “Đối với các loại hợp đồng, văn bản điện tử, sau khi các bên hoàn thành ký, hợp đồng sẽ được gửi tới EFY-CeCA và Bộ Công Thương để chứng thực nhằm tăng tính minh bạch cho giao dịch”.

 Đến với diễn đàn, CMC TS giới thiệu giải pháp hợp đồng điện tử C-Contract giúp thay đổi phương thức giao kết hợp đồng truyền thống bằng phương thức điện tử, góp phần xây dựng doanh nghiệp số, không giấy tờ. “Giải pháp hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và rút ngắn quy trình ký kết từ 48 giờ xuống còn 1 phút so với hợp đồng hay chứng từ ký tay thông thường. Về quy trình cấp và sử dụng chữ ký số trong C-Contract, các bên tham gia sẽ thực hiện ký chéo để đảm bảo tính pháp lý cho hợp đồng điện tử,” bạn Kim Thu, chuyên viên điều hành kinh doanh tại CMC TS thông tin với Mekong ASEAN.

Đến với diễn đàn, CMC TS giới thiệu giải pháp hợp đồng điện tử C-Contract giúp thay đổi phương thức giao kết hợp đồng truyền thống bằng phương thức điện tử, góp phần xây dựng doanh nghiệp số, không giấy tờ. “Giải pháp hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và rút ngắn quy trình ký kết từ 48 giờ xuống còn 1 phút so với hợp đồng hay chứng từ ký tay thông thường. Về quy trình cấp và sử dụng chữ ký số trong C-Contract, các bên tham gia sẽ thực hiện ký chéo để đảm bảo tính pháp lý cho hợp đồng điện tử,” bạn Kim Thu, chuyên viên điều hành kinh doanh tại CMC TS thông tin với Mekong ASEAN.

Doanh nghiệp, các tiểu thương nhỏ lẻ bắt đầu có nhu cầu sử dụng chữ ký số khi giao dịch trên môi trường mạng. Đơn cử, trường hợp gia đình anh Tuyên (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) là hộ gia đình kinh doanh buôn bán, thường xuyên phải thực hiện các thủ tục hành chính như hợp đồng lao động, bảng lương, bảo hiểm nhân viên…Nếu như trước kia, mỗi lần thiếu giấy tờ này, giấy tờ kia, thậm chí chỉ một chữ ký của vợ/chồng cũng phải chạy đi chạy lại rất mất thời gian thì nay, nhờ sử dụng chữ ký số anh Tuyên cũng giảm được thời gian đi lại rất nhiều, giao dịch cũng được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.

Doanh nghiệp, các tiểu thương nhỏ lẻ bắt đầu có nhu cầu sử dụng chữ ký số khi giao dịch trên môi trường mạng. Đơn cử, trường hợp gia đình anh Tuyên (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) là hộ gia đình kinh doanh buôn bán, thường xuyên phải thực hiện các thủ tục hành chính như hợp đồng lao động, bảng lương, bảo hiểm nhân viên…Nếu như trước kia, mỗi lần thiếu giấy tờ này, giấy tờ kia, thậm chí chỉ một chữ ký của vợ/chồng cũng phải chạy đi chạy lại rất mất thời gian thì nay, nhờ sử dụng chữ ký số anh Tuyên cũng giảm được thời gian đi lại rất nhiều, giao dịch cũng được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.

"Thời gian trước, khi mới đề cập đến chữ ký số, mình khá ngại vì chưa hiểu biết nhiều về công nghệ. Hơn nữa, nhà cũng gần Phường, có gì chạy ù qua là được. Tuy nhiên, từ một lần tình cờ được trải nghiệm chữ ký số, mình thấy thao tác khá dễ mà nhanh, gọn. Trước đây, khi ra ngân hàng cần rút tiền, đôi khi phải ký đi ký lại mấy lần vì chữ ký không khớp, sai lệch một chút cũng không được chấp nhận, giờ thì có chữ ký số, không cần phải lo lắng vì vấn đề này nữa, cũng không sợ có ai giả mạo chữ ký của mình," anh Tuyên chia sẻ với Mekong ASEAN.

"Thời gian trước, khi mới đề cập đến chữ ký số, mình khá ngại vì chưa hiểu biết nhiều về công nghệ. Hơn nữa, nhà cũng gần Phường, có gì chạy ù qua là được. Tuy nhiên, từ một lần tình cờ được trải nghiệm chữ ký số, mình thấy thao tác khá dễ mà nhanh, gọn. Trước đây, khi ra ngân hàng cần rút tiền, đôi khi phải ký đi ký lại mấy lần vì chữ ký không khớp, sai lệch một chút cũng không được chấp nhận, giờ thì có chữ ký số, không cần phải lo lắng vì vấn đề này nữa, cũng không sợ có ai giả mạo chữ ký của mình," anh Tuyên chia sẻ với Mekong ASEAN.

Hà Anh

Nguồn Mekong Asean: https://mekongasean.vn/trung-bay-nhieu-giai-phap-chu-ky-so-hop-dong-dien-tu-cho-doanh-nghiep-34481.html