Trung đoàn CSCĐ Đông Nam Bộ: Dân vận khéo, tác chiến linh hoạt

Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của công tác dân vận, công tác nghiệp vụ cơ bản, công tác xây dựng và thực hành phương án tác chiến, những năm qua, cấp ủy, chỉ huy các cấp và toàn thể cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn Cảnh sát cơ động Đông Nam Bộ đã tích cực, nỗ lực cố gắng và chỉ đạo thực hiện đạt nhiều kết quả.

Địa bàn Đông Nam Bộ là trung tâm kinh tế lớn của cả nước với trên 194 khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; có biên giới giáp Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc cả về đường bộ và đường biển; có nhiều dân tộc, tôn giáo sinh sống và là địa bàn thu hút đông công nhân, nhân dân nhập cư và người nước ngoài về đây làm ăn, sinh sống (hơn hai triệu công nhân và trên 30.000 người nước ngoài)…

Do đó, bên cạnh những tiềm năng, lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội thì tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật tiềm ẩn rất nhiều vấn đề hết sức phức tạp.

Từ thực trạng trên, nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của công tác dân vận, công tác nghiệp vụ cơ bản, công tác xây dựng và thực hành phương án tác chiến, những năm qua, cấp ủy, chỉ huy các cấp và toàn thể cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Đông Nam Bộ đã tích cực, nỗ lực cố gắng và chỉ đạo thực hiện đạt nhiều kết quả.

Đại tá Nguyễn Xuân Mạo, Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ Đông Nam Bộ trao 40 bộ bàn ghế ủng hộ trường học.

Đại tá Nguyễn Xuân Mạo, Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ Đông Nam Bộ trao 40 bộ bàn ghế ủng hộ trường học.

Đơn vị đã tổ chức trên 70 đợt hành quân dã ngoại, ra quân giúp địa phương trong các hoạt động tuyên truyền, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đơn vị đóng quân, phụ trách với 2.000 lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia; dọn vệ sinh, phát quang bụi rậm trên 70 km đường nông thôn, giúp dân thu hoạch trên 500kg hồ tiêu, trồng mới hơn 4.000 cây xanh ở các đường nông thôn mới tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhận chăm sóc, tôn tạo thường xuyên 2.135 ngôi mộ liệt sỹ tại các nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận.

Sửa chữa 6 ngôi nhà cho gia đình chính sách, trong đó có ngôi nhà cho mẹ liệt sỹ Bùi Thị Tục tại khu phố Long Đức 3, phường Tam Phước, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai với kinh phí 60 triệu đồng và hơn 100 ngày công; trao tặng 717 phần quà trị giá 269 triệu đồng; 10 xe đạp, 10 thẻ bảo hiểm y tế, 100 bộ bàn ghế học sinh cho 2 Trường Tiểu học Tam Phước 1, Tam Phước 2 (phường Tam Phước, TP Biên Hòa) nhân ngày dân vận 15-10-2019. Cấp phát thuốc và khám bệnh miễn phí cho 100 hộ gia đình… kinh phí do cán bộ, chiến sỹ tự nguyện đóng góp và vận động từ các nguồn khác.

Tại cơ quan Trung đoàn và Tiểu đoàn 1, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ phát động trồng cây nhớ ơn Bác Hồ và trồng 1.000 cây xanh trong khuôn viên doanh trại, làm đường bê tông vào đơn vị trên 1km và số tiền hơn 10 tỷ đồng do kinh phí địa phương và vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ.

Tại Tiểu đoàn 2 (thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) được tỉnh Bình Dương hỗ trợ trên 15 tỷ đồng để trồng cây xanh, làm đường nội bộ; tại Tiểu đoàn 3 (thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) doanh trại được doanh nghiệp VSIP đầu tư xây dựng nhà cho cán bộ, chiến sỹ ở lâu dài với kinh phí xây dựng 14 tỷ đồng trên phần đất 1,3 ha.

Doanh nghiệp này còn tự nguyện nhượng lại 3ha đất tại Khu Công nghiệp VSIP 2 thị xã Tân Uyên, Bình Dương để Tiểu đoàn 3 xây dựng doanh trại.

Tại Tiểu đoàn 4 (tỉnh Bình Thuận) được địa phương quan tâm đang chỉ đạo các ngành chức năng sớm làm đường nước dân sinh vào khu vực doanh trại đơn vị để cán bộ, chiến sỹ được sử dụng nước sạch và nghiên cứu hỗ trợ một phần kinh phí để gia cố đường vào doanh trại, sân tập được đầu tư tốt hơn…

Đây là những kết quả bước đầu, những tiền đề rất quan trọng trong gắn kết tình cảm, mối quan hệ máu thịt giữa lực lượng CSCĐ với nhân dân và chính quyền các địa phương rất cần được nhân rộng, phát huy.

Bên cạnh đó, đơn vị quan tâm công tác xây dựng, huấn luyện, thực hành các phương án tác chiến. Đơn vị cũng đã và đang có rất nhiều cố gắng trong công tác nghiên cứu, tập huấn, hướng dẫn về các nội dung, phương pháp tiến hành xây dựng, huấn luyện, thực binh, diễn tập… nhiều phương án. Kết quả đã xác định và xây dựng được 81 phương án các loại.

Công tác xây dựng, huấn luyện, thực binh, diễn tập… các dạng phương án này tiếp tục được coi là “xương sống” của CSCĐ để huấn luyện thuần thục cho 100% cán bộ, chiến sỹ phương án và sơ đồ tác chiến, đảm bảo tính ứng dụng và liên kết cao nhất. Từ đó giúp cán bộ, chiến sĩ nắm chắc nội dung, nguyên tắc, việc bố trí, sắp xếp, sử dụng lực lượng, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện hợp lý nhất, hiệu quả nhất.

Thời gian tới, để giữ vững an ninh, trật tự, việc làm tốt công tác dân vận, công tác nghiệp vụ cơ bản, xây dựng, huấn luyện, diễn tập các dạng phương án tác chiến của CAND nói chung, CSCĐ nói riêng có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng.

Trung đoàn CSCĐ Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò của đội ngũ chỉ huy các cấp, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc, quyết liệt đối với công tác dân vận, công tác nghiệp vụ cơ bản, xây dựng và thực hành phương án tác chiến của lực lượng CSCĐ.

Trên cơ sở thống nhất nhận thức, chỉ huy các cấp phải đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các phương án tác chiến trong toàn đơn vị, kịp thời phát hiện những bất cập, hạn chế trong tổ chức thực hiện các quy định để kiến nghị, điều chỉnh.

Cùng với đó là làm tốt công tác tự đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ thuộc quyền, thường xuyên quán triệt cho cán bộ, chiến sỹ được giao nhiệm vụ nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của lực lượng Công an về công tác dân vận, công tác nghiệp vụ cơ bản, xây dựng và thực hành phương án tác chiến.

Với quan điểm cán bộ là “gốc rễ” của mọi công việc, chỉ khi cán bộ, chiến sỹ thực sự nắm vững những nội dung công tác thì mới loại bỏ được tâm lý “sợ sai, sợ trách nhiệm” và có đủ bản lĩnh, tự tin để thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, cần phải đưa việc đánh giá chất lượng việc thực hiện công tác dân vận, công tác nghiệp vụ cơ bản, công tác xây dựng, thực hành các dạng phương án tác chiến là một trong những tiêu chí quan trọng trong bình xét thi đua, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân hằng năm.

Thực tế thời gian qua, có nhiều trường hợp tập thể, cá nhân được giao nhiệm vụ tiến hành các mặt công tác, tuy nhiên đến hết thời hạn vẫn chưa hoàn thành các chỉ tiêu, tiến độ theo kế hoạch. Để khắc phục cần có quy định thống nhất trong Bộ Tư lệnh CSCĐ để các đơn vị triển khai thực hiện, chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Phát huy mọi nguồn lực trong thực hiện công tác dân vận, nhất là ứng dụng những lợi thế về công nghệ thông tin để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, mục đích chính là xây dựng hình ảnh đẹp người chiến sỹ CSCĐ trong lòng quần chúng nhân dân.

Trước mắt, các đơn vị trong Bộ Tư lệnh cần nghiên cứu phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông, các đơn vị báo chí địa phương... để truyền tải những gương người tốt, việc tốt trong lực lượng CSCĐ, những hoạt động nghĩa tình, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động giúp dân, hoạt động thanh niên, giao lưu kết nghĩa, tạo mối quan hệ gắn bó với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân nơi đơn vị đóng quân, phụ trách.

Nghiên cứu, sửa đổi thường xuyên các hướng dẫn thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản, công tác xây dựng và thực hành phương án tác chiến của Bộ Tư lệnh CSCĐ cho phù hợp và phát huy hiệu quả hơn trong thực tiễn.

Đại tá Nguyễn Xuân Mạo (Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ Đông Nam Bộ)

Nguồn CAND: http://cand.com.vn/hoat-dong-ll-cand/trung-doan-canh-sat-co-dong-dong-nam-bo-dan-van-kheo-tac-chien-linh-hoat-569518/