Trung Nam Group người 'mở đường' nhiều dự án năng lượng tái tạo Việt Nam
Tập đoàn Trung Nam đang nổi lên như một nhà đầu tư năng lượng tái tạo hàng đầu Việt Nam, sở hữu nhiều dự án quy mô lớn
Tập đoàn Trung Nam đang nổi lên như một nhà đầu tư năng lượng tái tạo hàng đầu Việt Nam, sở hữu nhiều dự án quy mô lớn. Đằng sau đó, là mồ hôi, nước mắt của những “người mở đường” cho ngành năng lượng tái tạo Việt Nam.
Ninh Thuận luôn nóng như đổ lửa. Những đồi cát trải dài, cỏ cây khô quắt, đàn cừu gầy gò… vốn là các hình ảnh quen thuộc khi nhắc đến nơi đây. Nhưng, vài năm nay, tình hình đã khác. Vùng đất này đã được thổi thêm luồng sinh khí mới. Cái nắng, cái gió khắc nghiệt của Ninh Thuận đã được nhiều nhà đầu tư “chinh phục”, biến nắng và gió thành cơ hội kiếm tiền, để địa phương này ghi dấu trên bản đồ năng lượng tái tạo Việt Nam.
Giờ đây, sau những đợt bùng nổ, Ninh Thuận đã trở thành thủ phủ của điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam cũng như Đông Nam Á. Đặt chân đến huyện Thuận Bắc, ai cũng ấn tượng với một cánh đồng điện mặt trời rộng bạt ngàn, còn bên trên là những cột điện gió cao chót vót. Đó là Tổ hợp dự án điện mặt trời, điện gió của Tập đoàn Trung Nam, một dự án dưới là điện mặt trời, trên là điện gió “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Tập đoàn Trung Nam cũng chính là một trong các nhà đầu tư đầu tiên đặt chân đến khai phá tiềm năng năng lượng của vùng đất này.
Nhắc đến Tổ hợp điện mặt trời - điện gió này, ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam không giấu nổi niềm tự hào. “Trung Nam nghĩ ra làm mô hình này. Vô hình chung trên thế giới cách làm của Trung Nam là độc nhất vô nhị”, ông Tiến hào hứng.
Tổ hợp năng lượng tái tạo trải dài trên diện tích 900ha, sản lượng điện đạt được gần 1 tỉ kWh mỗi năm với tổng công suất trên 350 MW này đã trở thành tổ hợp lớn nhất Đông Nam Á.
Từ ngày đầu tư vào điện mặt trời, điện gió, tên tuổi của Trung Nam vụt sáng, trở thành ngôi sao trên thị trường năng lượng Việt Nam, là một trong những người tiên phong cho cả câu chuyện dài kỳ với đủ cung bậc cảm xúc của loại hình năng lượng “xanh sạch, thân thiện với môi trường” này.
Giờ đây, Trung Nam đã sở hữu hàng nghìn MW “điện sạch” này, trong đó tổng công suất điện mặt trời đã đi vào vận hành là 794MW, điện gió là 151,95MW, chưa kể 118 MW thủy điện. Ngoài ra, còn 545,8MW điện gió vẫn đang được Trung Nam ngày đêm thi công trên công trường để kịp vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021.
Lượng công suất này của Trung Nam nếu so với toàn Đông Nam Á cũng thuộc top đầu, trải dài từ Ninh Thuận đến Tây Nguyên, Trà Vinh…
Chính sách giá mang tính khuyến khích của Nhà nước với điện gió, điện mặt trời đã đưa Trung Nam dấn thân vào lĩnh vực mới mẻ, khó khăn nhưng hấp dẫn này. Song khi đầu tư vào lĩnh vực này, không phải tất cả đều màu hồng, là chiếc bánh ngọt ngào mà cả những nỗi niềm khó chia sẻ.
Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam thừa nhận, đầu tư vào năng lượng, nhất là năng lượng sạch là lĩnh vực khó. Những dự án này đa phần chiếm vốn lớn, đòi hỏi đội ngũ tay nghề cao. Để đầu tư được một dự án điện gió, phải mất 1 năm đo gió, 1 năm lắp đặt thiết bị. Trung Nam là đơn vị hiếm hoi trong nước tự lắp đặt, xây dựng dự án của chính mình.
Khi hoàn thành 45 trụ điện gió, lãnh đạo Trung Nam thở phào khi không để xảy ra tai nạn lao động nào bởi lắp đặt thiết bị trên những cột gió cao hàng trăm mét, gió thổi vù vù luôn là thử thách cam go.
“Đó là nhờ Trung Nam tận dụng các chuyên gia nước ngoài dày dạn kinh nghiệm. Họ làm rất kỹ lưỡng, nếu làm bất cứ vấn đề nào không an toàn là họ đều lắc đầu”, ông Nguyễn Tâm Tiến kể.
Tuy nhiên, đầu tư vào năng lượng sạch, Trung Nam cũng không ngờ đến một “chướng ngại” khác, ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của các dự án. Việc quá tải đường dâytruyền tải ở Ninh Thuận, Bình Thuận đã khiến nhiều nhà máy điện tái tạo không thể phát hết được lên lưới. Điều này đã ảnh hưởng đến hầu hết nhà đầu tư, trong đó cóTrung Nam.
Không chịu “bó tay”, Trung Nam đã quyết định đề xuất Chính phủ, Bộ Công Thương cho phép đầu tư Dự án trạm biến áp và đường dây 220/500kV kết hợp nhà máy điệnmặt trời Trung Nam Thuận Nam 450MW. Quyết định táo bạo ấy được Chính phủ, UBND tỉnh Ninh Thuận ủng hộ. Trung Nam cam kết sẽ hoàn thành công trình trạm biếnáp và đường dây trong 102 ngày trước sự ngỡ ngàng lẫn hoài nghi của không ít người. Bởi đó là trạm biến áp 500kV và đường dây 500kV đầu tiên do tư nhân xây dựng.
Nhưng, 102 ngày đêm thử lửa, Trung Nam đã đưa dự án về đích. Với mục tiêu thực hiện dự án trong 102 ngày, Trungnam Group đã hoàn thành công tác giải phóng mặtbằng trong vòng 45 ngày đầu tiên; cùng với hơn 8.000 con người từ cán bộ, kỹ sư, công nhân triển khai thi công xuyên suốt ngày đêm trên diện tích 557,09 ha để hoànthành dự án đúng tiến độ.
Ngày 12/10/2020 đã trở thành dấu mốc lịch sử của ngành năng lượng Việt Nam khi Trung Nam tổ chức lễ khánh thành Dự án Trạm biến áp 500kV và đường dây220/500kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW AC. Sự kiện mang ý nghĩa quan trọng vì đây là công trình lớn chào mừng Đại hội Đại biêủĐảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021- 2025.
Giờ đây, khi nhớ lại quyết định ấy, ông Nguyễn Tâm Tiến vẫn không quên cảm giác hồi hộp. Ông tâm sự, thực sự nếu không hoàn thành dự án đó thì rất căng, trong khi không phải toàn bộ dự án được hưởng giá 9,35cent/kWh. Nếu không thành công thì chỉ có nước sạt nghiệp. Thế nhưng, Trung Nam kiên cường thực hiện, dũng cảm làm dự án và biết rằng đó là cuộc đua khốc liệt về mặt thời gian.
Giờ đây, khi nhớ lại quyết định ấy, ông Nguyễn Tâm Tiến vẫn không quên cảm giác hồi hộp. Ông tâm sự, thực sự nếu không hoàn thành dự án đó thì rất căng, trong khi không phải toàn bộ dự án được hưởng giá 9,35cent/kWh. Nếu không thành công thì chỉ có nước sạt nghiệp. Thế nhưng, Trung Nam kiên cường thực hiện, dũng cảm làm dự án và biết rằng đó là cuộc đua khốc liệt về mặt thời gian.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành khi đó, ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Mặc dù công trình triển khai trong điều kiện tỉnh Ninh Thuận vừa ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, vừa chịu tác động của ảnh hưởng hạn gay gắt, nhưng công trình chính thức đã đóng điện, hoàn thành vào cuối tháng 9/2020 về đích sớm hơn 3 tháng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Việc hoàn thành và đưa vào sử dụng dự án có ý nghĩa quan trọng, góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ đưa Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của quốc gia; đóng góp quan trọng trong việc giải tỏa công suất các nhà máy năng lượng tái tạo tại khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận; cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh trong việc cam kết với các nhà đầu tư.
Dù vậy, những khó khăn vẫn chưa dừng lại. Dự án này của Trung Nam vẫn tiếp tục bị cắt giảm công suất, đến nỗi Tập đoàn này phải viết đơn phản ánh lên Quốc hội, Chínhphủ, Bộ Công Thương. Ông Tiến kể, “Trung Nam có rất nhiều nhà máy điện, có nhà máy bị cắt giảm công suấtTrung Nam đành phải chấp nhận vì hiểu rằng đường dây truyền tải phải mất rất nhiều thời gian để đầu tư xây dựng. Nhưng có dự án như dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam thì chúng tôi phải khóc. Bởi vì chúng tôi đã đầu tư xây dựng trạm biến áp và đường dây 500kV để cho tất cả các dự án trong khu vực truyền tải lên đó, thì tại sao chúng tôi lại bị giảm phát như những nhà đầu tư khác”.
Ở Việt Nam, nhiều nhà đầu tư sau khi hoàn thành thủ tục, đầu tư, hoặc hoàn thành dự án liền nhanh chóng bán cổ phần chi phối cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khinhiều dự án điện mặt trời, điện gió rầm rộ được chuyển nhượng, Trung Nam vẫn lần lượt làm hết dự án này đến dự án khác. Điều đó phần nào thể hiện năng lực tài chínhvững mạnh cùng nhiệt huyết với ngành năng lượng tái tạo của Trung Nam.
Cho đến gần đây, để dồn lực cho các dự án đang triển khai, Trung Nam mới quyết định chuyển nhượng 49% cổ phần tại dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc 204 MW cho công ty ACIT. Tiếp đó, ngày 14/5, Công ty Cổ phần Điện gió Trung Nam tiếp tục ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Hitachi Sustainable Energy (Hitachi SE),thuộc Tập đoàn Hitachi (Nhật Bản). Theo hợp đồng ký kết, Hitachi SE sở hữu 35,1% cổ phần tại Nhà máy điện gió Trung Nam. Với việc sở hữu 64,9% cổ phần TNG sẽ tiếp tục giữ vai trò quyết định trong điều hành và định hướng phát triển các dự án điện gió.
Giải thích cho việc chuyển nhượng vốn được pháp luật cho phép này, ông Nguyễn Tâm Tiến chia sẻ, đó là cách làm cho Trung Nam khỏe hơn, để có nguồn lực làm thêm nhiều dự án khác.
“Cũng giống như một đội bóng, họ phải chấp nhận chuyển nhượng một số cầu thủ để có tiền mua thêm cầu thủ. Trung Nam cũng vậy, bán bớt cổ phần để tiếp tục làm thêm dự án khác”, ông Tiến ví von và nhấn mạnh đây là cách thức được các nhà phát triển dự án làm từ trăm năm nay.
Điều khác biệt khi chuyển nhượng cổ phần dự án điện tái tạo của Trung Nam, đó là Tập đoàn này vẫn tiếp tục giữ cổ phần chi phối tại các dự án. Bởi Trung Nam có công ty dịch vụ kỹ thuật với hơn 700 nhân viên, vận hành dịch vụ toàn hệ thống của Trung Nam. Như vậy, khi chuyển nhượng cổ phần, công ty này vẫn sẽ vận hành toàn bộ dưạ́n.
Giờ đây, Trung Nam đã trở thành nhà đầu tư năng lượng tái tạo hàng đầu ở Việt Nam, sở hữu quy mô công suất thuộc top đầu Đông Nam Á. Nhưng Trung Nam chưa dừnglại. Tập đoàn này vẫn đang ấp ủ nhiều kế hoạch đầu tư vào năng lượng quy mô lớn, trong đó có nhiệt điện khí LNG, điện gió gần bờ và xa bờ. Uy tín, thành quả mà Trung Nam đạt được trong thời gian làm điện mặt trời, điện gió trên bờ sẽ là nền tảng để Trung Nam tiến xa hơn, vươn ra biển lớn, tiếp tục đặt nền móng vững chắc cho ngành năng lượng tái tạo nước nhà, mở ra kỷ nguyên mới cho các nhà đầu tư tham gia sâu rộng hơn vào lĩnh vực đầy khó khăn này.