Hầu hết các khung máy bay đều xuất xưởng trong một hoặc hai năm qua, cho thấy năng lực sản xuất của Trung Quốc đã tăng đáng kể từ khi tiêm kích tàng hình J-20 ra mắt và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2011.
J-20 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên được phát triển hoàn toàn ở Trung Quốc, khiến nó trở thành một thành tựu mang tính bước ngoặt đối với ngành công nghiệp quốc phòng và hàng không vũ trụ của nước này.
Được chế tạo để đối phó với F-22 và F-35 của Mỹ, Mighty Dragon có tất cả các đặc điểm nổi bật của máy bay thế hệ thứ năm, từ công nghệ tàng hình và khả năng siêu cơ động đến siêu hành trình và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến.
Quá trình phát triển J-20 bắt đầu từ những năm 1990, và tới năm 2008, Tập đoàn Thành Đô đã được trao hợp đồng cuối cùng để thiết kế máy bay chiến đấu cho Không quân Trung Quốc.
Đợt nâng cấp lớn đối với J-20 diễn ra vào năm 2021, khi động cơ AL-31FM2 do Nga thiết kế được thay thế bằng loại WS10 sản xuất trong nước, điều đó cung cấp thêm bằng chứng về sức mạnh đang phát triển của hàng không vũ trụ Trung Quốc.
Theo đánh giá, WS10 vượt trội đáng kể so với hàng nhập khẩu từ Nga, cho phép J-20 bước vào chế độ siêu hành trình trong khi mở khóa khả năng siêu cơ động, do véc tơ kiểm soát lực đẩy mang lại.
Bắt đầu từ mùa thu năm ngoái, nhiều dây chuyền sản xuất WS10 và J-20 đã bắt đầu hoạt động, khi Trung Quốc đã tìm cách chống lại số lượng F-35 ngày càng tăng trong khu vực.
Hiện tại, các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đều triển khai Lightning II, chưa kể F-35 và F-22 của Mỹ đóng tại Nhật Bản, do vậy Trung Quốc cần số lượng lớn tiêm kích thế hệ năm để tạo sự cân bằng.
Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng hiện có nhiều chiếc J-20 đang hoạt động hơn so với F-22. Điều này rất dễ hiểu bởi vì việc sản xuất F-22 đã bị dừng chỉ sau 4 năm do thiếu đối thủ cạnh tranh ngang hàng và chỉ 30% đơn đặt hàng theo kế hoạch ban đầu hoàn thành.
Nếu J-20 tồn tại vào thời điểm sản xuất F-22, gần như chắc chắn Lầu Năm Góc sẽ hoàn thành kế hoạch của lực lượng không quân về 750 khung máy bay Raptor.
Điều quan trọng cần lưu ý đó là ngoài F-35A - biến thể được Không Mỹ sử dụng, Hải quân Mỹ cũng được biên chế Lightning II trong biến thể B và C. Cộng lại, Mỹ có hơn 500 chiếc F-35 đang hoạt động, nhiều gấp đôi số lượng J-20.
Khi nói đến việc sản xuất F-35 , Lockheed Martin đã lên kế hoạch cung cấp 156 khung máy bay mỗi năm. Mặc dù họ đã bỏ lỡ mục tiêu trong năm nay, thay vì chỉ đạt số lượng 100 - 120, nhưng còn yếu tố khác phải xem xét.
Tính đến những chiếc F-35 đã hoạt động thì vẫn tạo ra khoảng cách gần như không thể vượt qua đối với tiêm kích J-20, đặc biệt là khi các quốc gia đồng minh của Mỹ hiện cũng bắt đầu tham gia chế tạo Lightning II.
Việc tăng cường sản xuất là rất ấn tượng khi nhiều chuyên gia từng cho rằng Tập đoàn Thành Đô chỉ giao được 100 chiếc J-20 cho đến năm 2027. Nhưng rõ ràng Trung Quốc còn nhiều việc phải làm nếu muốn xóa nhòa khoảng cách với phương Tây.