Trung Quốc phát triển súng bắn tỉa kiểu mới khiến Mỹ lo ngại

Các chỉ huy chiến trường của Mỹ đang thực sự lo ngại về các loại súng bắn tỉa kiểu mới của Trung Quốc, do họ đã có những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực này.

Vào những năm của thập niên 1980, quân đội Trung Quốc mới bắt đầu sử dụng súng bắn tỉa, theo mẫu có nguồn gốc từ Liên Xô. Nhưng hiện nay, họ sử dụng các loại súng bắn tỉa có thiết kế theo chuẩn của khối NATO. Sự phát triển các mẫu súng bắn tỉa mới của Trung Quốc cho thấy, họ đã có những tiến bộ vượt bậc cả về kỹ thuật và tư duy sử dụng. Ảnh: Binh lính Trung Quốc đang huấn luyện sử dụng súng bắn tỉa Type 85 - Nguồn: Sina.

Vào những năm của thập niên 1980, quân đội Trung Quốc mới bắt đầu sử dụng súng bắn tỉa, theo mẫu có nguồn gốc từ Liên Xô. Nhưng hiện nay, họ sử dụng các loại súng bắn tỉa có thiết kế theo chuẩn của khối NATO. Sự phát triển các mẫu súng bắn tỉa mới của Trung Quốc cho thấy, họ đã có những tiến bộ vượt bậc cả về kỹ thuật và tư duy sử dụng. Ảnh: Binh lính Trung Quốc đang huấn luyện sử dụng súng bắn tỉa Type 85 - Nguồn: Sina.

Mẫu súng trường bắn tỉa đầu tiên được trang bị trong quân đội Trung Quốc là mẫu Type 79, được chế tạo dựa trên nguyên bản khẩu súng trường bắn tỉa SVD của quân đội Liên Xô; sau đó được cải tiến thành Type 85, sử dụng kính ngắm sao chép như loại PSO-1 của SVD. Ảnh: Một nữ xạ thủ Trung Quốc với súng trường Type 85 - Nguồn: Sina.

Mẫu súng trường bắn tỉa đầu tiên được trang bị trong quân đội Trung Quốc là mẫu Type 79, được chế tạo dựa trên nguyên bản khẩu súng trường bắn tỉa SVD của quân đội Liên Xô; sau đó được cải tiến thành Type 85, sử dụng kính ngắm sao chép như loại PSO-1 của SVD. Ảnh: Một nữ xạ thủ Trung Quốc với súng trường Type 85 - Nguồn: Sina.

Bước sang thập niên 1990, trong khi Nga vẫn tiếp tục sử dụng SVD làm súng trường bắn tỉa tiêu chuẩn, thì Trung Quốc đã phát triển mẫu súng QBU-88 thay thế dần các loại Type 79 và 85; mẫu QBU-88 đã hoàn thành thử nghiệm vào năm 1996 và lần đầu tiên trang bị cho lực lượng quân đội tiếp quản Hồng Kông vào năm 1997. Ảnh: Súng bắn tỉa QBU-88 - Nguồn: Design.

Bước sang thập niên 1990, trong khi Nga vẫn tiếp tục sử dụng SVD làm súng trường bắn tỉa tiêu chuẩn, thì Trung Quốc đã phát triển mẫu súng QBU-88 thay thế dần các loại Type 79 và 85; mẫu QBU-88 đã hoàn thành thử nghiệm vào năm 1996 và lần đầu tiên trang bị cho lực lượng quân đội tiếp quản Hồng Kông vào năm 1997. Ảnh: Súng bắn tỉa QBU-88 - Nguồn: Design.

Mẫu QBU-88 (còn gọi Type 88) sử dụng mẫu thiết kế tương đối hiện đại, súng sử dụng bố cục hình cái tẩu (bullpup) để giảm chiều dài tổng thể của súng, nhưng vẫn giữ được độ dài nòng súng cần thiết. Ảnh: Súng bắn tỉa QBU-88 - Nguồn: Design.

Mẫu QBU-88 (còn gọi Type 88) sử dụng mẫu thiết kế tương đối hiện đại, súng sử dụng bố cục hình cái tẩu (bullpup) để giảm chiều dài tổng thể của súng, nhưng vẫn giữ được độ dài nòng súng cần thiết. Ảnh: Súng bắn tỉa QBU-88 - Nguồn: Design.

QBU-88 là loại bắn tỉa bán tự động, hoạt động theo nguyên lý trích khí ngắn, khóa nòng cấu tạo theo nguyên mẫu của súng bắn tỉa SVD. Ảnh: Một lính Trung Quốc với súng bắn tỉa QBU-88 - Nguồn: Design.

QBU-88 là loại bắn tỉa bán tự động, hoạt động theo nguyên lý trích khí ngắn, khóa nòng cấu tạo theo nguyên mẫu của súng bắn tỉa SVD. Ảnh: Một lính Trung Quốc với súng bắn tỉa QBU-88 - Nguồn: Design.

Những công nghệ hiện đại đã được áp dụng vào sản xuất QBU-88 bao gồm máy phay kỹ thuật số CNC, cho mức độ gia công các chi tiết súng chính xác và sử dụng rộng rãi vật liệu polymer cao phân tử để giảm trọng lượng. Bề mặt của súng được phosphat hóa để có màu đen, giúp ngụy trang tốt hơn. Ảnh: Súng bắn tỉa QBU-88 - Nguồn: Design.

Những công nghệ hiện đại đã được áp dụng vào sản xuất QBU-88 bao gồm máy phay kỹ thuật số CNC, cho mức độ gia công các chi tiết súng chính xác và sử dụng rộng rãi vật liệu polymer cao phân tử để giảm trọng lượng. Bề mặt của súng được phosphat hóa để có màu đen, giúp ngụy trang tốt hơn. Ảnh: Súng bắn tỉa QBU-88 - Nguồn: Design.

QBU-88 sử dụng loại đạn hoàn toàn mới 5,8x42mm, loại đạn này có đạn đạo tốt hơn loại đạn 7.62x54R hiện có trong kho của Trung Quốc. Các nguồn tin Trung Quốc nói rằng sức xuyên và độ chính xác của QBU-88 cao hơn Type 85, tầm bắn hiệu quả của súng đến 1.050 m; súng sử dụng hộp tiếp đạn 10 viên. Ảnh: Một lính Trung Quốc với súng bắn tỉa QBU-88 - Nguồn: Fyjs.

QBU-88 sử dụng loại đạn hoàn toàn mới 5,8x42mm, loại đạn này có đạn đạo tốt hơn loại đạn 7.62x54R hiện có trong kho của Trung Quốc. Các nguồn tin Trung Quốc nói rằng sức xuyên và độ chính xác của QBU-88 cao hơn Type 85, tầm bắn hiệu quả của súng đến 1.050 m; súng sử dụng hộp tiếp đạn 10 viên. Ảnh: Một lính Trung Quốc với súng bắn tỉa QBU-88 - Nguồn: Fyjs.

Tuy nhiên QBU-88 cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết so với các mẫu súng bắn tỉa của phương Tây, nhất là phần chân súng được gắn trực tiếp vào thân, không thể duỗi thẳng hoặc tháo ra khi không cần sử dụng. Ảnh: Súng bắn tỉa QBU-88 - Nguồn: Chinadefence.

Tuy nhiên QBU-88 cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết so với các mẫu súng bắn tỉa của phương Tây, nhất là phần chân súng được gắn trực tiếp vào thân, không thể duỗi thẳng hoặc tháo ra khi không cần sử dụng. Ảnh: Súng bắn tỉa QBU-88 - Nguồn: Chinadefence.

Khóa an toàn của QBU-88 bố trí bất tiện, xạ thủ phải vòng tay trái để đóng hoặc mở khóa, trong khi các mẫu súng bắn tỉa của phương Tây thường bố trí cần gạt khóa an toàn dùng ngón tay cái, cho phép xạ thủ sử dụng khóa an toàn mà tay không cần phải rời khỏi tay cầm. Ảnh: Một lính Trung Quốc với súng bắn tỉa QBU-88 - Nguồn: Chinadefence.

Khóa an toàn của QBU-88 bố trí bất tiện, xạ thủ phải vòng tay trái để đóng hoặc mở khóa, trong khi các mẫu súng bắn tỉa của phương Tây thường bố trí cần gạt khóa an toàn dùng ngón tay cái, cho phép xạ thủ sử dụng khóa an toàn mà tay không cần phải rời khỏi tay cầm. Ảnh: Một lính Trung Quốc với súng bắn tỉa QBU-88 - Nguồn: Chinadefence.

Kính ngắm của QBU-88 được nâng cấp từ kính ngắm của SVD, có độ phóng đại từ 3x đến 9x; kính có khắc vạch tính lượng sửa gió và thang đo cự ly, giúp xạ thủ đơn giản trong xác định phần tử bắn. Ảnh: Súng bắn tỉa QBU-88 - Nguồn: Chinadefence.

Kính ngắm của QBU-88 được nâng cấp từ kính ngắm của SVD, có độ phóng đại từ 3x đến 9x; kính có khắc vạch tính lượng sửa gió và thang đo cự ly, giúp xạ thủ đơn giản trong xác định phần tử bắn. Ảnh: Súng bắn tỉa QBU-88 - Nguồn: Chinadefence.

Trong những năm gần đây quân đội Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm các loại súng bắn tỉa có cỡ nòng lớn. Nhưng trong lĩnh vực này, Trung Quốc vẫn còn đang trong giai đoạn đầu và còn cần một thời gian dài để hoàn thiện; nhưng họ cũng đã đưa ra một số phiên bản thử nghiệm hết sức hiện đại. Ảnh: Súng bắn tỉa CS/LR-4 của Trung Quốc - Nguồn: defenceforumindia.

Trong những năm gần đây quân đội Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm các loại súng bắn tỉa có cỡ nòng lớn. Nhưng trong lĩnh vực này, Trung Quốc vẫn còn đang trong giai đoạn đầu và còn cần một thời gian dài để hoàn thiện; nhưng họ cũng đã đưa ra một số phiên bản thử nghiệm hết sức hiện đại. Ảnh: Súng bắn tỉa CS/LR-4 của Trung Quốc - Nguồn: defenceforumindia.

Súng trường bắn tỉa QBU-10 và AMR-2 là 2 loại súng mới, đều sử dụng cỡ đạn 12,7 mm, cho tầm bắn tối đa đến 2km, tầm bắn hiệu quả 1,5km; có thể tiêu diệt các mục tiêu là máy bay lên thẳng, xe cơ giới bọc giáp nhẹ (mẫu QBU-10 có thể xuyên 5cm thép ở khoảng cách 1.500m hay 10cm ở khoảng cách 200m). Ảnh: Súng bắn tỉa cỡ nòng lớn AMR-2 - Nguồn: Chinadefence.

Súng trường bắn tỉa QBU-10 và AMR-2 là 2 loại súng mới, đều sử dụng cỡ đạn 12,7 mm, cho tầm bắn tối đa đến 2km, tầm bắn hiệu quả 1,5km; có thể tiêu diệt các mục tiêu là máy bay lên thẳng, xe cơ giới bọc giáp nhẹ (mẫu QBU-10 có thể xuyên 5cm thép ở khoảng cách 1.500m hay 10cm ở khoảng cách 200m). Ảnh: Súng bắn tỉa cỡ nòng lớn AMR-2 - Nguồn: Chinadefence.

Súng sử dụng thiết bị ngắm tích hợp, bao gồm ống ngắm ban ngày có độ phóng đại trên 8X, kính nhìn đêm, thiết bị đo khoảng cách bằng laser cùng máy tính đường đạn. QBU-10 được xuất khẩu với tên gọi M-99 và được các phe tham chiến ở Syria sử dụng rộng rãi. Ảnh: Một lính Trung Quốc đang huấn luyện với khẩu QBU-10 - Nguồn: Chinadefence.

Súng sử dụng thiết bị ngắm tích hợp, bao gồm ống ngắm ban ngày có độ phóng đại trên 8X, kính nhìn đêm, thiết bị đo khoảng cách bằng laser cùng máy tính đường đạn. QBU-10 được xuất khẩu với tên gọi M-99 và được các phe tham chiến ở Syria sử dụng rộng rãi. Ảnh: Một lính Trung Quốc đang huấn luyện với khẩu QBU-10 - Nguồn: Chinadefence.

Mẫu súng bắn tỉa mới nhất của Trung Quốc là mẫu CS/LR, sử dụng loại đạn 7,62×51 mm theo chuẩn NATO; thiết kế của súng có nhiều vay mượn từ các mẫu súng của phương Tây như khóa nòng, loa giảm giật, báng súng và ray Picatinny để lắp các phụ kiện; được đánh giá tương đương như các loại súng bắn tỉa hàng đầu của phương Tây như Remington 700 và Steyr SSG69. Ảnh: Súng bắn tỉa CS/LR-4 của Trung Quốc - Nguồn: defenceforumindia.

Mẫu súng bắn tỉa mới nhất của Trung Quốc là mẫu CS/LR, sử dụng loại đạn 7,62×51 mm theo chuẩn NATO; thiết kế của súng có nhiều vay mượn từ các mẫu súng của phương Tây như khóa nòng, loa giảm giật, báng súng và ray Picatinny để lắp các phụ kiện; được đánh giá tương đương như các loại súng bắn tỉa hàng đầu của phương Tây như Remington 700 và Steyr SSG69. Ảnh: Súng bắn tỉa CS/LR-4 của Trung Quốc - Nguồn: defenceforumindia.

Mẫu CS/LR3 sử dụng loại đạn tiêu chuẩn như của súng QBU-88, là mẫu phát triển riêng cho các đơn vị cảnh sát vũ trang Trung Quốc, súng có độ chính xác tương đối cao.

Mẫu CS/LR3 sử dụng loại đạn tiêu chuẩn như của súng QBU-88, là mẫu phát triển riêng cho các đơn vị cảnh sát vũ trang Trung Quốc, súng có độ chính xác tương đối cao.

Như vậy, từ sao chép thiết kế nước ngoài đến việc Trung Quốc đã tự phát triển được nhiều mẫu súng bắn tỉa có uy lực và mức chính xác không thua kém vũ khí cùng loại của Mỹ và phương Tây. Điều này làm cho lãnh đạo quân đội Mỹ phải lo lắng vì mối đe dọa đến từ những khẩu súng bắn tỉa có nguồn gốc "Madein China - Sản xuất ở Trung Quốc". Ảnh: Một số mẫu súng bắn tỉa mới của Quân đội và cảnh sát vũ trang Trung Quốc. Nguồn: defenceforumindia.

Như vậy, từ sao chép thiết kế nước ngoài đến việc Trung Quốc đã tự phát triển được nhiều mẫu súng bắn tỉa có uy lực và mức chính xác không thua kém vũ khí cùng loại của Mỹ và phương Tây. Điều này làm cho lãnh đạo quân đội Mỹ phải lo lắng vì mối đe dọa đến từ những khẩu súng bắn tỉa có nguồn gốc "Madein China - Sản xuất ở Trung Quốc". Ảnh: Một số mẫu súng bắn tỉa mới của Quân đội và cảnh sát vũ trang Trung Quốc. Nguồn: defenceforumindia.

Video Uy lực súng bắn tỉa Trung Quốc đang gây bão ở Trung Đông

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/trung-quoc-phat-trien-sung-ban-tia-kieu-moi-khien-my-lo-ngai-1406327.html