Trung Quốc và Iran đua nhau lắp giếng phóng cho tàu chiến cũ

Hải quân Trung Quốc và Iran đang tích cực cải tạo những tàu chiến cũ, để có thể lắp các giếng phóng tên lửa thẳng đứng (VLS), nhằm mục đích tăng cường sức mạnh cho lực lượng Hải quân và xuất khẩu cho các quốc gia nghèo.

 Hải quân Trung Quốc đã tích cực nâng cấp các tàu chiến cũ của họ bằng các hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS); bằng cách này, họ có thể biến những tàu chiến lạc hậu thành những tàu chiến đấu có hỏa lực tương đối mạnh, dùng để trang bị thêm cho các hạm đội và xuất khẩu.

Hải quân Trung Quốc đã tích cực nâng cấp các tàu chiến cũ của họ bằng các hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS); bằng cách này, họ có thể biến những tàu chiến lạc hậu thành những tàu chiến đấu có hỏa lực tương đối mạnh, dùng để trang bị thêm cho các hạm đội và xuất khẩu.

Hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, là hệ thống phóng tên lửa hiện đại; vừa là nơi cất trữ, vừa là bệ phóng tên lửa trên các tàu chiến. Mỗi hệ thống phóng thẳng đứng bao gồm một số ô, có thể chứa một hoặc nhiều tên lửa, sẵn sàng khai hỏa.

Hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, là hệ thống phóng tên lửa hiện đại; vừa là nơi cất trữ, vừa là bệ phóng tên lửa trên các tàu chiến. Mỗi hệ thống phóng thẳng đứng bao gồm một số ô, có thể chứa một hoặc nhiều tên lửa, sẵn sàng khai hỏa.

Thông thường, mỗi ô có thể chứa một số loại tên lửa khác nhau, cho phép con tàu bố trí vũ khí linh hoạt cho bất kỳ nhiệm vụ nhất định nào, như phòng không, chống hạm hoặc tiến công các mục tiêu mặt đất.

Thông thường, mỗi ô có thể chứa một số loại tên lửa khác nhau, cho phép con tàu bố trí vũ khí linh hoạt cho bất kỳ nhiệm vụ nhất định nào, như phòng không, chống hạm hoặc tiến công các mục tiêu mặt đất.

Ngoài ra việc sử dụng giếng phóng tên lửa (VLS) trên tàu chiến, giúp những tàu này mang được nhiều tên lửa hơn các bệ phóng nổi lắp trên boong; đồng thời giảm phản xạ radar, khi các giếng phóng thẳng đứng được bố trí chìm trong thân tàu.

Ngoài ra việc sử dụng giếng phóng tên lửa (VLS) trên tàu chiến, giúp những tàu này mang được nhiều tên lửa hơn các bệ phóng nổi lắp trên boong; đồng thời giảm phản xạ radar, khi các giếng phóng thẳng đứng được bố trí chìm trong thân tàu.

Mỹ là quốc gia đi tiên phong trong việc bố trí giếng phóng tên lửa thẳng đứng trên các tàu chiến của họ; các tàu chiến của Liên Xô/Nga, châu Âu và Nhật Bản, cũng như các tàu chiến mới hơn của Trung Quốc như tàu khu trục lớp Type 055 cũng đều sử dụng các VLS.

Mỹ là quốc gia đi tiên phong trong việc bố trí giếng phóng tên lửa thẳng đứng trên các tàu chiến của họ; các tàu chiến của Liên Xô/Nga, châu Âu và Nhật Bản, cũng như các tàu chiến mới hơn của Trung Quốc như tàu khu trục lớp Type 055 cũng đều sử dụng các VLS.

Không dừng lại ở đó, vừa qua Trung Quốc đã tiến hành hiện đại hóa tàu khu trục cũ Type 051B Thâm Quyến, bằng cách bố trí tổng cộng 32 giếng phóng (4 cụm, 1 cụm có 8 VLS); có thể phóng được nhiều loại tên lửa đối không, đối hạm và đối đất.

Không dừng lại ở đó, vừa qua Trung Quốc đã tiến hành hiện đại hóa tàu khu trục cũ Type 051B Thâm Quyến, bằng cách bố trí tổng cộng 32 giếng phóng (4 cụm, 1 cụm có 8 VLS); có thể phóng được nhiều loại tên lửa đối không, đối hạm và đối đất.

Các tàu khu trục lớp Type 051, có lượng giãn nước toàn tải là 3.250 tấn; được thiết kế dựa trên các tàu khu trục lớp Kotlin của Liên Xô, được đóng vào những năm 1950; được Liên Xô viện trợ cho Trung Quốc, khi quan hệ giữa hai nước còn nồng ấm.

Các tàu khu trục lớp Type 051, có lượng giãn nước toàn tải là 3.250 tấn; được thiết kế dựa trên các tàu khu trục lớp Kotlin của Liên Xô, được đóng vào những năm 1950; được Liên Xô viện trợ cho Trung Quốc, khi quan hệ giữa hai nước còn nồng ấm.

Hải quân Trung Quốc đã nhận được 17 chiếc Type 051 trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến 1990; trong đó hầu hết đã ngừng hoạt động. Trong đó gồm 4 chiếc bị loại biên vào tháng 5/2019 và lớp tàu này, được thay thế bằng các tàu khu trục Type 052 lớn hơn.

Hải quân Trung Quốc đã nhận được 17 chiếc Type 051 trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến 1990; trong đó hầu hết đã ngừng hoạt động. Trong đó gồm 4 chiếc bị loại biên vào tháng 5/2019 và lớp tàu này, được thay thế bằng các tàu khu trục Type 052 lớn hơn.

Nhưng không hiểu vì lý do gì, Trung Quốc tiếp tục hạ thủy một tàu khu trục lớp Type 051B mang tên Thâm Quyến vào năm 1999. Ban đầu con tàu này được trang bị với vũ khí nghèo nàn, gồm một bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn HHQ-7, bốn hải pháo 76 mm và 8 tên lửa chống hạm YJ-83.

Nhưng không hiểu vì lý do gì, Trung Quốc tiếp tục hạ thủy một tàu khu trục lớp Type 051B mang tên Thâm Quyến vào năm 1999. Ban đầu con tàu này được trang bị với vũ khí nghèo nàn, gồm một bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn HHQ-7, bốn hải pháo 76 mm và 8 tên lửa chống hạm YJ-83.

Tuy nhiên Thâm Quyến đã trở thành một tàu chỉ huy của hạm đội. Truyền thông Trung Quốc cho biết: "Tham gia nghĩa vụ quân sự với tư cách là soái hạm vào năm 1998, tàu Thâm Quyến đã tham gia vào nhiều hoạt động và thăm nhiều quốc gia, khiến nó trở thành "ngôi sao" trong ngoại giao hải quân".

Tuy nhiên Thâm Quyến đã trở thành một tàu chỉ huy của hạm đội. Truyền thông Trung Quốc cho biết: "Tham gia nghĩa vụ quân sự với tư cách là soái hạm vào năm 1998, tàu Thâm Quyến đã tham gia vào nhiều hoạt động và thăm nhiều quốc gia, khiến nó trở thành "ngôi sao" trong ngoại giao hải quân".

Năm 2017, Thâm Quyến được nâng cấp với 32 giếng phóng tên lửa thẳng đứng; biến nó trở thành tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhất là khả năng phòng không hạm.

Năm 2017, Thâm Quyến được nâng cấp với 32 giếng phóng tên lửa thẳng đứng; biến nó trở thành tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhất là khả năng phòng không hạm.

Còn ở khu vực Trung Đông, Hải quân Iran đang khoe khoang rằng các tàu khu trục của họ đã được trang bị các ống phóng tên lửa thẳng đứng; Sputnik News của Nga đưa tin, Tư lệnh hải quân Iran, Chuẩn đô đốc Hossein Khanzadi, tuyên bố rằng, tàu khu trục của Iran trang bị VLS, nhằm bắn hạ mọi tên lửa hành trình.

Còn ở khu vực Trung Đông, Hải quân Iran đang khoe khoang rằng các tàu khu trục của họ đã được trang bị các ống phóng tên lửa thẳng đứng; Sputnik News của Nga đưa tin, Tư lệnh hải quân Iran, Chuẩn đô đốc Hossein Khanzadi, tuyên bố rằng, tàu khu trục của Iran trang bị VLS, nhằm bắn hạ mọi tên lửa hành trình.

Sputnik cho biết: “Tất cả các hệ thống phóng VLS của Iran có đủ kiểu phóng nóng và phóng lạnh. Kỹ thuật phóng nóng là tên lửa khai hỏa ngay trong giếng phóng, và đẩy tên lửa lên không trung; kỹ thuật phóng lạnh là dùng khí nén đẩy tên lửa lên trên, lúc này động cơ tên lửa mới hoạt động và đẩy tên lửa đi xa.

Sputnik cho biết: “Tất cả các hệ thống phóng VLS của Iran có đủ kiểu phóng nóng và phóng lạnh. Kỹ thuật phóng nóng là tên lửa khai hỏa ngay trong giếng phóng, và đẩy tên lửa lên không trung; kỹ thuật phóng lạnh là dùng khí nén đẩy tên lửa lên trên, lúc này động cơ tên lửa mới hoạt động và đẩy tên lửa đi xa.

Hải quân Iran đã hạ thủy tàu khu trục “tàng hình” có tên Sahand vào năm 2018, lượng giãn nước toàn tải của tàu là 1.300 tấn. Mặc dù Iran chỉ định nó là tàu khu trục, nhưng Sahand và hai tàu cùng lớp của nó, thực sự có kích thước của các tàu hộ tống.

Hải quân Iran đã hạ thủy tàu khu trục “tàng hình” có tên Sahand vào năm 2018, lượng giãn nước toàn tải của tàu là 1.300 tấn. Mặc dù Iran chỉ định nó là tàu khu trục, nhưng Sahand và hai tàu cùng lớp của nó, thực sự có kích thước của các tàu hộ tống.

Tuy có lượng giãn nước khiêm tốn, nhưng khu trục hạm Sahand vẫn có một sàn đáp trực thăng dài 96 mét và có thể hành trình với tốc độ 25 hải lý/giờ. Theo truyền thông Iran, Sahand được trang bị các tên lửa đối không và tên lửa hành trình đối đất, cũng như các khẩu đội pháo phòng không và khả năng tác chiến điện tử hiện đại.

Tuy có lượng giãn nước khiêm tốn, nhưng khu trục hạm Sahand vẫn có một sàn đáp trực thăng dài 96 mét và có thể hành trình với tốc độ 25 hải lý/giờ. Theo truyền thông Iran, Sahand được trang bị các tên lửa đối không và tên lửa hành trình đối đất, cũng như các khẩu đội pháo phòng không và khả năng tác chiến điện tử hiện đại.

Tuy nhiên, VLS không phải là mới, những hệ thống VLS Mark 41 của Hải quân Mỹ, được gần 20 quốc gia sử dụng, đã có từ năm 1986. Điều thú vị là Trung Quốc đã trang bị thêm cho một tàu cũ hơn với VLS, điều này làm tăng khả năng chiến đấu của Hải quân Trung Quốc.

Tuy nhiên, VLS không phải là mới, những hệ thống VLS Mark 41 của Hải quân Mỹ, được gần 20 quốc gia sử dụng, đã có từ năm 1986. Điều thú vị là Trung Quốc đã trang bị thêm cho một tàu cũ hơn với VLS, điều này làm tăng khả năng chiến đấu của Hải quân Trung Quốc.

Trung Quốc cũng có thể nâng cấp cho các tàu khu trục cũ lớp Type 051 (và cả tàu cũ nhỏ hơn) với nhiều ống phóng tên lửa thẳng đứng, nhằm mục đích xuất khẩu cho các quốc gia nghèo, không có điều kiện trang bị tàu chiến mới như Myanmar, Bangladesh và Pakistan. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trung Quốc cũng có thể nâng cấp cho các tàu khu trục cũ lớp Type 051 (và cả tàu cũ nhỏ hơn) với nhiều ống phóng tên lửa thẳng đứng, nhằm mục đích xuất khẩu cho các quốc gia nghèo, không có điều kiện trang bị tàu chiến mới như Myanmar, Bangladesh và Pakistan. Nguồn ảnh: Pinterest.

Động thái khó hiểu của Hải quân Trung Quốc khi vừa cho một số tàu Type 051 về hưu, vừa cố nâng cấp một số tàu cùng loại, có tuổi thọ không quá xa nhau. Nguồn: CCTV.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/trung-quoc-va-iran-dua-nhau-lap-gieng-phong-cho-tau-chien-cu-1569600.html