Tự chủ đại học tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Luật Giáo dục đại học 2012 trao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục đại học tự xác định chỉ tiêu và chịu trách nhiệm tuyển sinh. Theo đánh giá của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội tự chủ đại học tạo môi trường cạnh tranh, lành mạnh.

Mới đây, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Tọa đàm về giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ, đào tạo luật và công tác tuyển sinh.

Trong đó nội dung được nhấn mạnh, tự chủ đại học đã tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong tuyển sinh, thu hút sinh viên giỏi, tạo thuận lợi cho cơ sở giáo dục đại học chủ động trong việc xây dựng đề án, tổ chức thực hiện tuyển sinh phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn.

Đối với công tác tuyển sinh, báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội đánh giá: Luật Giáo dục đại học 2012 đã trao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục đại học tự xác định chỉ tiêu và chịu trách nhiệm trong công tác tuyển sinh trên cơ sở quy chế tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh đã trao đổi cụ thể một số giải pháp để tiếp tục bàn trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng chất lượng đào tạo luật và công tác tuyển sinh.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh đã trao đổi cụ thể một số giải pháp để tiếp tục bàn trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng chất lượng đào tạo luật và công tác tuyển sinh.

Từ năm 2015 đến nay, nhất là từ sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2019 được ban hành và có hiệu lực, công tác tuyển sinh đã có nhiều đổi mới, hoàn thiện và dần đi vào ổn định. Kết quả tuyển sinh tăng trưởng ổn định qua từng năm. Phương thức tuyển sinh được đa dạng hóa. Hiện tại, có tổng số gần 20 phương thức tuyển sinh đại học vào các trường được các cơ sở giáo dục áp dụng.

Việc thực hiện chuyển đổi số trong toàn hệ thống và ở tất cả các khâu trong tuyển sinh đã tạo thuận lợi tối đa cho người học, thí sinh và người dân; đảm bảo khách quan, công bằng, tiết kiệm nguồn lực xã hội. Quy trình tuyển sinh được cải tiến, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.

Việc mở rộng quy mô, đa dạng hóa phương thức tuyển sinh giáo dục đại học trong những năm qua góp phần nâng cao cơ hội học tập, tăng cường tiếp cận đối với giáo dục đại học; tạo cơ hội để bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao của đất nước, nhất là cho các ngành công nghệ cao, ngành then chốt.

Tại tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện bộ, ngành và các cơ sở giáo dục đại học đã trao đổi đánh giá thực trạng, nêu các giải pháp cho 3 vấn đề của giáo dục nhận được sự quan tâm, bao gồm: giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ; giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo luật; giải pháp về tuyển sinh đại học, cao đẳng và tuyển sinh đầu cấp vào lớp 10 trung học phổ thông.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, các đề xuất được nêu tại tọa đàm trúng với những vấn đề cần tháo gỡ và hỗ trợ cho Bộ trong việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quản lý. Những băn khoăn, mong muốn, góp ý của các đại biểu, chuyên gia là nhằm hướng tới chất lượng.

Tự chủ đại học tại môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Tự chủ đại học tại môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Theo Bộ trưởng, đội ngũ những người làm khoa học chưa bao giờ tiếp cận thế giới được như bây giờ. Đội ngũ tiến sĩ đã có đóng góp cho phát triển đất nước. Đội ngũ tiến sĩ tại các trường đại học có nhiều đóng góp cho chất lượng giáo dục, nếu không có đội ngũ ấy sẽ không có chất lượng giáo dục đại học như hiện nay.

Kết luận tọa đàm, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh đã trao đổi cụ thể một số giải pháp để tiếp tục bàn trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng chất lượng đào tạo luật và công tác tuyển sinh.

Hưng Anh

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/tu-chu-dai-hoc-tao-moi-truong-canh-tranh-lanh-manh-d226213.html