Tư duy ông chủ từ bài học hiệu ứng 'kiến lười'
Khoảng cách lớn nhất giữa mọi người không phải mức độ nỗ lực mà là chiều sâu của suy nghĩ. Nếu không có tư duy chuyên sâu, mọi sự siêng năng đều vô ích.Hiệu ứng kiến lươìKhông tư duy, suy nghĩ kĩ càng, tất cả sự chăm chỉ cần cù đều không có tác dụng
Nhóm nghiên cứu sinh học tiến hóa của Đại học Hokkaido, Nhật Bản đã từng làm một thí nghiệm.
Họ theo dõi ba đàn kiến đen, mỗi đàn gồm 30 con kiến để quan sát sự phân công lao động của chúng. Hóa ra là hầu hết các loài kiến đều rất siêng năng dọn dẹp tổ, mang thức ăn và chăm sóc kiến non, hầu như không dừng lại.
Tuy nhiên, có một số ít kiến không có việc gì làm, suốt ngày nhìn quanh đàn và không bao giờ hoạt động. Các nhà sinh vật học gọi số ít kiến này là "kiến lười biếng" và đánh dấu chúng.
Điều thú vị là khi nhóm nghiên cứu cắt đứt nguồn thức ăn của đàn kiến, những con kiến siêng năng ngay lập tức trở thành một mớ hỗn độn.
Những con kiến lười lại không hề hoảng loạn, chúng đã dẫn bầy kiến đi tới nơi có nguồn thức ăn mới. Hóa ra kiến lười không hề lười mà dành phần lớn thời gian cho việc quan sát. Bề ngoài có vẻ nhàn rỗi nhưng trong đầu vẫn không ngừng suy nghĩ, đây chính là “hiệu ứng kiến lười biếng” nổi tiếng.
Năm tốt nghiệp, anh A và anh B cùng nhau thực tập trong một công ty. Vì muốn để lại ấn tượng tốt cho ông chủ, mỗi ngày A đều là người tới công ty đầu tiên, người cuối cùng rời khỏi công ty. Trong thời gian thực tập, gần như ngày nào anh A cũng tăng ca tới 12 giờ. Còn anh B ngày nào cũng chỉ làm việc có một chút, nhìn có vẻ cực kỳ nhàn rỗi.
Hai tháng sau, công ty tiến hành đánh giá, anh A cứ nghĩ mình được nhận chắc rồi. Kết quả, anh ấy không hề được nhận, còn anh B lại thành công được giữ ở lại công ty. Anh A rất giận, anh đăng một dòng trạng thái lên trên mạng xã hội: “Sự cố gắng chăm chỉ suốt 60 ngày chẳng qua chỉ là một câu chuyện đùa!”
Sau khi lãnh đạo bộ phận ở công ty đó nhìn thấy liền gửi cho anh hai bản báo cáo nghiệp vụ, một bản là của A, bản còn lại là của B. Báo cáo của A chi chít hàng nghìn chữ nhưng nội dung lại rất chung chung. Còn báo cáo của B mặc dù chỉ có mấy một hai nghìn chữ nhưng lại vô cùng có logic, rõ ràng, luận điểm hiện rất rõ, khiến người ta hiểu ngay khi nhìn vào.
Điều quan trọng nhất là, ở mục phân tích chiến lược, A chỉ viết bừa vào một câu. Còn B lại rất chú tâm vào phần đó, chỉ ra ưu thế và cơ hội, nguy hiểm tiềm ẩn của công ty trên thị trường. Thì ra, khi A bận rộn với mấy việc vặt vãnh thì B đã nghiên cứu triệt để những vấn đề chiến lược, chính sách của công ty. Nhìn bề ngoài A có vẻ rất chăm chỉ, nhưng thật ra não lại đang lười vận động.
Khoảng cách lớn nhất giữa mọi người không phải mức độ nỗ lực mà là chiều sâu của suy nghĩ. Nếu không có tư duy chuyên sâu, mọi sự siêng năng đều vô ích.
Tại một thị trấn nhỏ ở California, có một chàng trai trẻ rất thích viết.
Anh ấy không ngừng làm việc chăm chỉ mỗi ngày và khao khát trở thành một tiểu thuyết gia xuất sắc. Nhưng tiểu thuyết mà anh ấy viết ra đều không bán chạy, không ai quan tâm. Anh ấy rất buồn phiền nên đã đi hỏi thầy của mình, mong thầy cho biết nguyên do.
Thầy đã hỏi anh ấy: “Mỗi sáng sớm con đã làm những gì?”
Anh ấy không hiểu lắm: “Con viết tiểu thuyết.”
Thầy lại hỏi: "Thế còn buổi trưa?"
Anh trả lời: "Con cũng đang viết tiểu thuyết”.
Thầy tiếp tục hỏi: "Còn buổi chiều?"
Nghe tới đây, người thanh niên không còn kiên nhẫn nữa: “Mỗi ngày, ngoại trừ ăn cơm và ngủ nghỉ ra, thời gian còn lại con đều viết tiểu thuyết.”
“Vậy khi nào thì con suy nghĩ?”
Nhìn người thanh niên không biết vấn đề của mình là gì, thầy kiên nhẫn nói: "Cái mà con gọi là siêng năng chẳng qua là những lịch trình bận rộn lặp đi lặp lại và vô tận. Không có gì khó cả. Chỉ cần có đủ điều kiện thì hầu hết mọi người đều có thể làm được.
Cái khó là suy nghĩ, không suy nghĩ thì cuốn tiểu thuyết của con sẽ không có linh hồn; không suy nghĩ thì sự siêng năng của con sẽ trở nên vô nghĩa”.
Việc chăm chỉ cần cù là phương pháp sáng tạo, thế nhưng không suy nghĩ tổng kết lại thì sao có thể nâng cao trình độ được?
MacArthur từng nói: "Đối với bất kỳ tổ chức nào, một khoảng thời gian rảnh nhất định rất quan trọng. Đó không phải là sự lãng phí tài nguyên mà là để hệ thống vận hành hiệu quả hơn”.
Tương tự, đối với cá nhân, chúng ta cũng cần để ra một khoảng thời gian rảnh rỗi nhất định cho bản thân để suy nghĩ về việc sạc pin và cải thiện bản thân.
Trong một nhóm, lúc nào cũng có hai người lãnh đạo, một người nhàn rỗi, là bởi vì anh ấy phụ trách việc suy nghĩ, phụ trách quyết định hướng đi tốt hơn cho nhóm.
Chiều sâu trong suy nghĩ của một người quyết định tầm cao của cuộc đời người đó.
Nhà tư tưởng người Pháp Pascal đã viết trong The Caprice: "Con người chỉ là một cây sậy, một thứ mỏng manh nhất trong tự nhiên, nhưng lại là một cây sậy có thể suy nghĩ".
Con người ta, chỉ khi dành chỗ cho những suy nghĩ trong cuộc sống bận rộn, họ mới có thể lắng nghe tiếng nói từ sâu trong tâm hồn và tìm ra con đường giá trị nhất trong cuộc đời.
Hãy là “chú kiến lười” siêng năng suy nghĩ!