Tu pháp gì không gặp ác đời sau?

Phật pháp cónhiều pháp môn tu tập thích hợp cho nhiều căn cơ, hoàn cảnh khác nhau. Có ngươìphát tâm xuất gia dõng mãnh cầu giải thoát sinh tử trong hiện đời. Có nhiều ngươìcầu phước báo bình an, hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại và tương lai.

Thực tập theo pháp nhân thừa và thiên thừa cầu phước báotrời người có thể xem là nền tảng tu tập của hàng Phật tử tại gia. Với phápnhân thừa, trọng tâm là quy y Tam bảo, giữ gìn năm giới, làm phước thiện trongkhả năng. Với pháp thiên thừa, trọng tâm là giữ tám giới (Bát quan trai giới)và chuyển hóa mười nghiệp thiện của thân miệng ý thành thiện lành. Thực hành trọnvẹn hai pháp này thì đảm bảo đời này và đời sau luôn hạnh phúc, an vui.

Phật pháp cónhiều pháp môn tu tập thích hợp cho nhiều căn cơ, hoàn cảnh khác nhau - Ảnh: Trần Bế

“Một thời, Đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nướcXá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Chiên-đàn, dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đếnchỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sángchiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử Chiên-đàn kia nóikệ hỏi Phật:

Nghe Cù-đàm Đại trí

Tri kiến không chướng ngại

Trụ chỗ nào, học gì

Không gặp ác đời khác?

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:

Nhiếp trì thân, miệng, ý

Không tạo ba pháp ác

Sống tại nhà của mình

Rộng họp nhiều khách khứa.

Tín, bố thí tài, pháp

Dùng pháp lập tất cả

Trụ kia, học pháp kia

Không còn sợ đời khác.

Phật nói kinh này xong, Thiên tử Chiên-đàn nghe những gìPhật nói, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ dưới chân Phật, liền biến mất”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số1315)

Pháp thoại này, Thế Tôn xác quyết, người Phật tử chỉ cầnchuyển hóa được mười nghiệp của thân miệng ý thiện lành và gia cố thêm tín (tinsâu Tam bảo), thí (tài thí và pháp thí) thì chắc chắn gặt hái an yên, phúc lạc.

Mười nghiệp lành của thân miệng ý bao gồm: Thân (không giếthại, không trộm cướp, không tà hạnh), miệng (không nói dối, không nói ác, khôngnói chia rẽ, không nói dua nịnh), ý (không tham lam, không sân hận, không tà kiếnsi mê).

Tín là tin sâu Tam bảo Phật-Pháp-Tăng. Đức tin này luônđi liền với tuệ, tức sự hiểu biết đúng đắn. Phật là bậc Giác ngộ, Pháp là nhữnglời dạy của Ngài, Tăng là chúng đệ tử xuất gia của Phật. Trong đó, xây dựng đứctin trong sạch vào Tăng là khó nhất. Cá nhân của mỗi vị Tăng (Ni) có thể trongsạch hay ô nhiễm nhưng bản thể Tăng-già luôn thanh tịnh và hòa hợp.

Thí là sống biết sẻ chia một phần tài vật của mình cho nhữngngười thật sự đang cần. Ngoài tài thí, chia sẻ giáo pháp cho người (pháp thí)có ý nghĩa quan trọng, phước báo vượt trên cả tài thí. Công nghiệp hoằng dươngChánh pháp không chỉ là việc của chư Tăng (Ni) mà rất cần sự đóng góp của hàngPhật tử. Ở một số lĩnh vực đặc thù, sự hoằng pháp của Phật tử trở nên vô cùnghiệu quả.

Trong sáu đường (lụcđạo) của Dục giới, cõi ác hay đọa xứ là địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Người đệtử Phật thực tập chuyển hóa thân miệng ý đồng thời trau dồi tín tâm và thí xảthì chắc chắn không đọa vào ba đường ác, thành tựu phước báo sung mãn của trơìngười. Từ nền tảng này, có thể bước lên con đường phạm hạnh để chứng đạt giácngộ, giải thoát.

Quảng Tánh

Nguồn Giác ngộ: https://giacngo.vn//phathoc/2019/11/02/36c4d1/