Tục ăn 'Tết' Rằm tháng 7 độc nhất vô nhị chỉ có ở Việt Nam

Rằm tháng 7 âm lịch trong quan niệm của người Việt có 2 lễ lớn là lễ Vu lan và lễ xá tội vong nhân. Vì vậy, nhiều nơi coi Rằm tháng 7 như Tết, 'ăn' rất to với những cách tổ chức rất riêng, độ lạ, độc lạ, có một không hai.

Tết Xíp xí bơn chết của người Thái ở Lai Châu: Trong Rằm tháng 7 âm lịch Người Thái tổ chức cúng ông bà, tổ tiên vào sáng sớm ngày 14. Gia đình phải tính số người đã mất để lấy giấy màu “cắt” cho mỗi người một bộ quần áo và lấy giấy vàng bạc gấp thành thuyền để tiễn đưa người mất.

Tết Xíp xí bơn chết của người Thái ở Lai Châu: Trong Rằm tháng 7 âm lịch Người Thái tổ chức cúng ông bà, tổ tiên vào sáng sớm ngày 14. Gia đình phải tính số người đã mất để lấy giấy màu “cắt” cho mỗi người một bộ quần áo và lấy giấy vàng bạc gấp thành thuyền để tiễn đưa người mất.

Ngoài mâm cúng tổ tiên, gia đình cũng làm mâm cúng thổ thần, thổ địa và một mâm cúng ngoài hiên cho ma đường, ma xá không vào được nhà hưởng lộc.

Ngoài mâm cúng tổ tiên, gia đình cũng làm mâm cúng thổ thần, thổ địa và một mâm cúng ngoài hiên cho ma đường, ma xá không vào được nhà hưởng lộc.

Người Thái có tục lệ, trong lễ xíp xí, con cháu nội ngoại ở riêng đều mang lễ lạt đến chúc mừng bố mẹ, ông bà. Khi đến phải cúi lạy để tỏ lòng biết ơn đối với các đấng sinh thành.

Người Thái có tục lệ, trong lễ xíp xí, con cháu nội ngoại ở riêng đều mang lễ lạt đến chúc mừng bố mẹ, ông bà. Khi đến phải cúi lạy để tỏ lòng biết ơn đối với các đấng sinh thành.

Đặc biệt, sang ngày 15 âm lịch, người Thái tổ chức cúng bên ngoại, tức là cúng bố mẹ vợ. Lễ cúng phải thực hiện bên ngoài nhà nên gia đình làm một cái nhà nhỏ tạm ngoài vườn để bày lễ cúng.

Đặc biệt, sang ngày 15 âm lịch, người Thái tổ chức cúng bên ngoại, tức là cúng bố mẹ vợ. Lễ cúng phải thực hiện bên ngoài nhà nên gia đình làm một cái nhà nhỏ tạm ngoài vườn để bày lễ cúng.

Tết Xíp xỉ của dân tộc Giáy ở Lào Cai: Rằm tháng 7 trong quan niệm của người Giáy là một lễ tết lớn. Tết này thường được tổ chức vào chiều 14/7 âm lịch.

Tết Xíp xỉ của dân tộc Giáy ở Lào Cai: Rằm tháng 7 trong quan niệm của người Giáy là một lễ tết lớn. Tết này thường được tổ chức vào chiều 14/7 âm lịch.

Theo tục lệ cúng Rằm tháng 7, người Giáy tổ chức lễ dâng cúng lên tổ tiên với ý nguyện cầu xin sức khỏe, an lành, thịnh vượng cho gia đình. Lễ vật cỗ cúng được sắm chu đáo như: Gà luộc, thịt lợn, xôi ngũ sắc, canh... Đặc biệt là các gia đình đều tổ chức gói bánh rợm để dâng cúng tổ tiên.

Theo tục lệ cúng Rằm tháng 7, người Giáy tổ chức lễ dâng cúng lên tổ tiên với ý nguyện cầu xin sức khỏe, an lành, thịnh vượng cho gia đình. Lễ vật cỗ cúng được sắm chu đáo như: Gà luộc, thịt lợn, xôi ngũ sắc, canh... Đặc biệt là các gia đình đều tổ chức gói bánh rợm để dâng cúng tổ tiên.

Một điều tạo nên sự khác biệt trong lễ Rằm tháng 7 của người Giáy là họ tự mua giấy màu về để cắt tiền vàng, quần áo, hàng mã theo đúng trang phục truyền thống dân tộc mình.

Một điều tạo nên sự khác biệt trong lễ Rằm tháng 7 của người Giáy là họ tự mua giấy màu về để cắt tiền vàng, quần áo, hàng mã theo đúng trang phục truyền thống dân tộc mình.

Bên cạnh đó, lễ cúng chúng sinh được đồng bào cúng vào thời điểm 21 – 22h đêm. Thủ tục lễ cúng đơn giản là cắm 7 nén hương thành hàng trước ngõ, sau đó trộn xôi, cháo, thịt lợn, nước canh, rắc dọc theo chân hương rồi làm lễ.

Bên cạnh đó, lễ cúng chúng sinh được đồng bào cúng vào thời điểm 21 – 22h đêm. Thủ tục lễ cúng đơn giản là cắm 7 nén hương thành hàng trước ngõ, sau đó trộn xôi, cháo, thịt lợn, nước canh, rắc dọc theo chân hương rồi làm lễ.

Lễ Pây tái của dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng: Trong quan niệm của dân tộc Tày và Nùng, ngày Rằm tháng 7 là dịp để báo hiếu. Theo truyền thống, con gái và con rể sẽ đem lễ về thăm nhà ngoại để tỏ lòng biết ơn đến công sinh thành của cha mẹ. Từ "Pây tái" trong tiếng Tày có ý nghĩa như vậy.

Lễ Pây tái của dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng: Trong quan niệm của dân tộc Tày và Nùng, ngày Rằm tháng 7 là dịp để báo hiếu. Theo truyền thống, con gái và con rể sẽ đem lễ về thăm nhà ngoại để tỏ lòng biết ơn đến công sinh thành của cha mẹ. Từ "Pây tái" trong tiếng Tày có ý nghĩa như vậy.

Vào ngày gần Rằm, mọi công việc đều được tạm dừng để chuẩn bị làm bánh gai, thịt vịt để cúng tổ tiên và chuẩn bị đồ lễ để "đi tái" nhà ngoại. Người Tày, Nùng thường chuẩn bị quà cho cha mẹ một đôi vịt béo, một chục bánh gai.

Vào ngày gần Rằm, mọi công việc đều được tạm dừng để chuẩn bị làm bánh gai, thịt vịt để cúng tổ tiên và chuẩn bị đồ lễ để "đi tái" nhà ngoại. Người Tày, Nùng thường chuẩn bị quà cho cha mẹ một đôi vịt béo, một chục bánh gai.

Mâm cỗ cúng tổ tiên trong Lễ Pây tái của dân tộc Tày không thể thiếu: Bánh gai, thịt vịt và hoa quả. Người Tày, Nùng có câu: “Bươn chiêng kin nựa cáy, bươn chất kin nựa pết” (nghĩa là: Tết tháng Giêng ăn thịt gà, Tết tháng 7 ăn thịt vịt).

Mâm cỗ cúng tổ tiên trong Lễ Pây tái của dân tộc Tày không thể thiếu: Bánh gai, thịt vịt và hoa quả. Người Tày, Nùng có câu: “Bươn chiêng kin nựa cáy, bươn chất kin nựa pết” (nghĩa là: Tết tháng Giêng ăn thịt gà, Tết tháng 7 ăn thịt vịt).

Thịt vịt không thể thiếu trong mâm cỗ của cúng Rằm tháng 7 của họ bởi vì theo truyền thuyết của dân tộc vịt là vị sứ giả của mường trần gian với mường trời. Con vịt có công cõng gà trống vượt biển (khảm hải) đi cống sứ mường trời vào ngày Rằm tháng 7 hằng năm, để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu cho người nông dân.

Thịt vịt không thể thiếu trong mâm cỗ của cúng Rằm tháng 7 của họ bởi vì theo truyền thuyết của dân tộc vịt là vị sứ giả của mường trần gian với mường trời. Con vịt có công cõng gà trống vượt biển (khảm hải) đi cống sứ mường trời vào ngày Rằm tháng 7 hằng năm, để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu cho người nông dân.

Mời độc giả xem video: Cách chức 3 trưởng phòng thuộc Công an tỉnh Đồng Nai. Nguồn THDT.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tuc-an-tet-ram-thang-7-doc-nhat-vo-nhi-chi-co-o-viet-nam-1577435.html