Tưng bừng hội chọi trâu truyền thống Hải Lựu

Sáng 7/2 (tức 17 tháng Giêng) tại Hải Lựu (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đã diễn ra vòng chung kết lễ hội chọi trâu truyền thống, thu hút sự chú ý của rất đông người dân địa phương và các tỉnh thành phố lân cận.

Theo truyền thuyết, lễ hội chọi trâu Hải Lựu là lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam. Tương truyền, có từ thế kỷ 2 trước Công nguyên (tính đến nay đã hơn 2000 năm). Khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt, nhà Triệu tan rã, thừa tướng Nam Việt là tướng Lữ Gia đã lui quân về vùng núi Hải Lựu, Sông Lô, Vĩnh Phúc để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng, Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để truyền cho quân sĩ tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường, quả cảm như các đấu sĩ trâu.

Trâu sau khi chọi đều được giết để khao quân. Sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm thành hoàng làng và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó. Truyền rằng các quân được ăn thịt trâu chọi thân hình tráng kiệt sức khỏe hơn người chính vì thế mà người dân Hải Lựu luôn trụ vững trước quân xâm lược.

Trâu chọi được gọi là "ông Cậu" để phân biệt với trâu cày bởi trâu chọi là trâu không còn khả năng kéo cày được mua về có thể từ các địa phương khác đem về Hải Lựu để chăm sóc, huấn luyện. Trước mỗi kỳ lễ hội, ban tổ chức sẽ kiểm tra các trâu đăng ký chọi của mỗi thôn,làng; sau đó mang lên đền thành Hoàng (tức đền thờ Lữ Gia) để làm lễ, từ đó trâu được gọi là "ông Cậu". Đối với các hộ nuôi "ông Cậu" trong nhà thì đó là cả một sự vinh dự, trong suốt thời gian huấn luyện, "ông Cậu" được chăm sóc đặc biệt, được cho ăn mật mía, mật ong, các thức ăn bổ dưỡng và huấn luyện các đòn võ của trâu chọi.

Lễ hội chọi trâu Hải Lựu được tổ chức hàng năm sau Tết Nguyên đán. Theo Ban tổ chức số lượng du khách đổ về đây dịp lễ hội có năm lên tới hơn 40.000 người. Hội chọi trâu được tổ chức tại sân vận động Hải Lựu với sức chứa khoảng 20.000 người nhưng luôn quá tải.

Lễ hội chọi trâu Hải Lựu được tổ chức hàng năm sau Tết Nguyên đán. Theo Ban tổ chức số lượng du khách đổ về đây dịp lễ hội có năm lên tới hơn 40.000 người. Hội chọi trâu được tổ chức tại sân vận động Hải Lựu với sức chứa khoảng 20.000 người nhưng luôn quá tải.

Công an tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Lập Thạch đã huy động hơn 300 cán bộ, chiến sĩ tới đảm bảo an ninh, trật tự trong suốt 2 ngày diễn ra lễ hội.

Công an tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Lập Thạch đã huy động hơn 300 cán bộ, chiến sĩ tới đảm bảo an ninh, trật tự trong suốt 2 ngày diễn ra lễ hội.

"Ông Cậu" được huấn luyện, chăm sóc đặc biệt rất hăng máu khi bước vào trận đấu. Trung bình một "ông Cậu" nặng khoảng 3 tạ được ví như "tên lửa mặt đất" mỗi khi ra trận.

"Ông Cậu" được huấn luyện, chăm sóc đặc biệt rất hăng máu khi bước vào trận đấu. Trung bình một "ông Cậu" nặng khoảng 3 tạ được ví như "tên lửa mặt đất" mỗi khi ra trận.

Chọi trâu là một nét văn hóa truyền thống của người dân Bắc Bộ, ngoài Vĩnh Phúc thì chúng ta còn có chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng). Đây là một trong những lễ hội thu hút sự quan tâm của nhiều người nhất.

Chọi trâu là một nét văn hóa truyền thống của người dân Bắc Bộ, ngoài Vĩnh Phúc thì chúng ta còn có chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng). Đây là một trong những lễ hội thu hút sự quan tâm của nhiều người nhất.

Một "ông Cậu" khụy chân sau trận đấu căng thẳng với đối thủ.

Một "ông Cậu" khụy chân sau trận đấu căng thẳng với đối thủ.

Chủ trâu luôn ở sát hàng rào, động viên trâu tiếp tục trận đấu, đồng thời có nhiệm vụ dắt trâu về sau mỗi trận.

Chủ trâu luôn ở sát hàng rào, động viên trâu tiếp tục trận đấu, đồng thời có nhiệm vụ dắt trâu về sau mỗi trận.

Khi các "ông Cậu" quá hăng máu, chủ trâu sẽ phải dùng cờ bịt mắt trâu để xỏ mũi dắt về chuồng. Sau mỗi trận đấu, các "ông Cậu" được chăm sóc đặc biệt bằng cỏ voi, nước đá để có thể hồi phục nhanh nhất, chuẩn bị cho trận sau.

Khi các "ông Cậu" quá hăng máu, chủ trâu sẽ phải dùng cờ bịt mắt trâu để xỏ mũi dắt về chuồng. Sau mỗi trận đấu, các "ông Cậu" được chăm sóc đặc biệt bằng cỏ voi, nước đá để có thể hồi phục nhanh nhất, chuẩn bị cho trận sau.

Trận đấu nảy lửa giữa "ông Cậu" số 16 và số 8 tranh nhất nhì.Sau 15 phút đầy kịch tính, chiến thắng đã thuộc về số 16.

Trận đấu nảy lửa giữa "ông Cậu" số 16 và số 8 tranh nhất nhì.Sau 15 phút đầy kịch tính, chiến thắng đã thuộc về số 16.

Chủ trâu số 8 ăn mừng chiến thắng của "ông Cậu" sau chiến thắng ở trận bán kết.

Chủ trâu số 8 ăn mừng chiến thắng của "ông Cậu" sau chiến thắng ở trận bán kết.

Hội chọi trâu năm nay được tổ chức vào 3 ngày, từ 5-7/2, tức 15 -17 tháng Giêng tại sân vận động của xã với 20 ông Cầu tham gia thi đấu. Năm nay, UBND xã Hải Lựu tiếp tục thực hiện Đề án đổi mới công tác quản lý và tổ chức lễ hội chọi trâu để khắc phục những tồn tại, hạn chế của lễ hội; tổ chức lễ hội chọi trâu phù hợp với nguồn gốc lịch sử văn hóa truyền thống; giảm số lượng từ 32 xuống còn 20 trâu chọi theo đúng phong tục cũ và không bán vé vào xem.

Hội chọi trâu năm nay được tổ chức vào 3 ngày, từ 5-7/2, tức 15 -17 tháng Giêng tại sân vận động của xã với 20 ông Cầu tham gia thi đấu. Năm nay, UBND xã Hải Lựu tiếp tục thực hiện Đề án đổi mới công tác quản lý và tổ chức lễ hội chọi trâu để khắc phục những tồn tại, hạn chế của lễ hội; tổ chức lễ hội chọi trâu phù hợp với nguồn gốc lịch sử văn hóa truyền thống; giảm số lượng từ 32 xuống còn 20 trâu chọi theo đúng phong tục cũ và không bán vé vào xem.

P.Sơn

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/van-hoa/tung-bung-hoi-choi-trau-truyen-thong-hai-luu-i682747/