Từng 'rụng như sung' ở Việt Nam, tại sao Mỹ vẫn tin dùng B-52?

Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ từng rụng như sung khi tham chiến tại Việt Nam, nhưng tới nay vẫn được tiếp tục sử dụng, thậm chí còn được sử dụng thường xuyên hơn các loại B-1 và B-2.

 Máy bay ném bom B-52 - loại oanh tạc cơ được mệnh danh là pháo đài bay không thể bị bắn hạ của Mỹ, từng một thời bị vít cổ, "rụng như sung" khi tham chiến ở Việt Nam, tới nay vẫn tiếp tục được quân đội Mỹ tin dùng.

Máy bay ném bom B-52 - loại oanh tạc cơ được mệnh danh là pháo đài bay không thể bị bắn hạ của Mỹ, từng một thời bị vít cổ, "rụng như sung" khi tham chiến ở Việt Nam, tới nay vẫn tiếp tục được quân đội Mỹ tin dùng.

Đây cũng là một trong những loại máy bay hiếm hoi, từng ra đời và được quân đội Mỹ sử dụng từ Chiến tranh Việt Nam, tới nay vẫn chưa bị loại biên.

Đây cũng là một trong những loại máy bay hiếm hoi, từng ra đời và được quân đội Mỹ sử dụng từ Chiến tranh Việt Nam, tới nay vẫn chưa bị loại biên.

Thực tế, dù máy bay ném bom chiến lược B-52 đã bước qua tuổi 60, loại oanh tạc cơ này vẫn gần như bất khả chiến bại, chỉ từng thua trước một lực lượng duy nhất - đó là Phòng không - Không quân Việt Nam.

Thực tế, dù máy bay ném bom chiến lược B-52 đã bước qua tuổi 60, loại oanh tạc cơ này vẫn gần như bất khả chiến bại, chỉ từng thua trước một lực lượng duy nhất - đó là Phòng không - Không quân Việt Nam.

Với việc máy bay ném bom B-52 có thể hoạt động hiệu quả ở mọi quốc gia khác trên thế giới, không lý gì quân đội Mỹ lại không tiếp tục sử dụng loại máy bay ném bom hiệu quả này.

Với việc máy bay ném bom B-52 có thể hoạt động hiệu quả ở mọi quốc gia khác trên thế giới, không lý gì quân đội Mỹ lại không tiếp tục sử dụng loại máy bay ném bom hiệu quả này.

Vốn dĩ, máy bay ném bom B-52 không phải máy bay tàng hình, thứ duy nhất giúp nó tránh bị phòng không của đối phương "tóm sống", chính là khả năng gây nhiễu của Không quân Mỹ.

Vốn dĩ, máy bay ném bom B-52 không phải máy bay tàng hình, thứ duy nhất giúp nó tránh bị phòng không của đối phương "tóm sống", chính là khả năng gây nhiễu của Không quân Mỹ.

Trong chiến tranh Việt Nam, khả năng gây nhiễu của Không quân Mỹ về cơ bản là vẫn khá sơ khai, qua thời gian đã bị chúng ta bắt bài, khắc chế một cách hiệu quả.

Trong chiến tranh Việt Nam, khả năng gây nhiễu của Không quân Mỹ về cơ bản là vẫn khá sơ khai, qua thời gian đã bị chúng ta bắt bài, khắc chế một cách hiệu quả.

Thậm chí ngay cả khi đưa tên lửa bức xạ nhiệt, có khả năng dò ngược theo cánh sóng radar vào sử dụng nhằm tiêu diệt trạm radar của ta, Không quân Mỹ vẫn không đạt được hiệu quả, với chiến thuật bật - tắt radar đầy không ngoan và mưu trí của bộ đội tên lửa Việt Nam.

Thậm chí ngay cả khi đưa tên lửa bức xạ nhiệt, có khả năng dò ngược theo cánh sóng radar vào sử dụng nhằm tiêu diệt trạm radar của ta, Không quân Mỹ vẫn không đạt được hiệu quả, với chiến thuật bật - tắt radar đầy không ngoan và mưu trí của bộ đội tên lửa Việt Nam.

Ngày nay, công nghệ áp chế điện tử và gây nhiễu của Mỹ đã vượt lên một tầm cao mới, có hiệu quả cao hơn nhiều so với thời điểm cách đây hơn nửa thế kỷ, vậy nên các máy bay ném bom B-52 của Mỹ, có thể "yên tâm" tham chiến trên không phận thù địch.

Ngày nay, công nghệ áp chế điện tử và gây nhiễu của Mỹ đã vượt lên một tầm cao mới, có hiệu quả cao hơn nhiều so với thời điểm cách đây hơn nửa thế kỷ, vậy nên các máy bay ném bom B-52 của Mỹ, có thể "yên tâm" tham chiến trên không phận thù địch.

Chưa hết, máy bay ném bom B-52 còn có giá vận hành rẻ hơn nhiều so với các loại oanh tạc cơ chiến lược khác mà Mỹ đang sử dụng.

Chưa hết, máy bay ném bom B-52 còn có giá vận hành rẻ hơn nhiều so với các loại oanh tạc cơ chiến lược khác mà Mỹ đang sử dụng.

Cụ thể, máy bay ném bom B-52 sẽ chỉ tốn khoảng 78.000 USD cho mỗi giờ bay, thấp hơn nhiều so với việc sử dụng các loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình hiện đại mà Mỹ đang có.

Cụ thể, máy bay ném bom B-52 sẽ chỉ tốn khoảng 78.000 USD cho mỗi giờ bay, thấp hơn nhiều so với việc sử dụng các loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình hiện đại mà Mỹ đang có.

Cuối cùng, máy bay ném bom B-52 có thiết kế theo kiểu truyền thống, nó không có kiểu dáng cánh cụp cánh xòe "cồng kềnh" như B-1, cũng không sử dụng thiết kế tàng hình quá hiện đại như B-2, khiến việc bảo dưỡng, đào tạo phi công và quá trình sử dụng trở nên dễ dàng hơn.

Cuối cùng, máy bay ném bom B-52 có thiết kế theo kiểu truyền thống, nó không có kiểu dáng cánh cụp cánh xòe "cồng kềnh" như B-1, cũng không sử dụng thiết kế tàng hình quá hiện đại như B-2, khiến việc bảo dưỡng, đào tạo phi công và quá trình sử dụng trở nên dễ dàng hơn.

Và khi mà B-52 của Mỹ vẫn bất bại trên mọi bầu trời kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, thì không có lý gì Mỹ phải cho loại oanh tạc cơ này nghỉ hưu.

Và khi mà B-52 của Mỹ vẫn bất bại trên mọi bầu trời kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, thì không có lý gì Mỹ phải cho loại oanh tạc cơ này nghỉ hưu.

Hiện tại, Không quân Mỹ đang sử dụng 76 máy bay ném bom B-52. Đây vẫn là loại máy bay ném bom chiến lược, có số lượng đông đảo bậc nhất trong Không quân Mỹ hiện nay. Nguồn ảnh: YDex.

Hiện tại, Không quân Mỹ đang sử dụng 76 máy bay ném bom B-52. Đây vẫn là loại máy bay ném bom chiến lược, có số lượng đông đảo bậc nhất trong Không quân Mỹ hiện nay. Nguồn ảnh: YDex.

Phòng không - Không quân Việt Nam và chiến tích bắn rơi pháo đài bay B-52 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nguồn: Ina.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tung-rung-nhu-sung-o-viet-nam-tai-sao-my-van-tin-dung-b-52-1563600.html