Tướng Mỹ lo bị vũ khí Nga chiếm mất thị phần
Theo Tướng Frank Gorenc, với vũ khí tối tân cùng chính sách bán hàng không ràng buộc chính trị, Nga dần chiếm lĩnh những thị trường vốn là truyền thống của Mỹ.
Thừa nhận được vị cựu Tư lệnh Không quân Mỹ tại châu Âu, Tướng Frank Gorenc đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Defence News khi đánh giá về năng lực của vũ khí Nga và bày tỏ sự lo lắng về việc Mỹ sẽ phải nhường một phần thị trường vũ khí cho Nga.
"Tôi nhận thức nghiêm túc về Nga", tướng Mỹ cho biết sau khi nói ông coi Moscow là "mối đe dọa số một". Vị tướng này cho rằng, bước sang thế kỷ 21, Nga đã đưa những kỹ thuật có khả năng chiến đấu đầy hiệu quả vào hệ thống trang bị, vũ khí của quân đội.
Ông cũng lưu ý rằng, Mỹ có nguy cơ phải nhường lại Nga một số khách hàng quân sự truyền thống do những thủ tục quá rắc rối về xuất khẩu vũ khí. Nếu các đối tác không thể có những vũ khí mà họ muốn từ chúng ta, họ sẽ hướng tới những người bán khác, mà tiêu biểu là Nga.
Trước đó, Reuters đưa tin, một số Thượng nghị sĩ Mỹ cũng đã phê phán các thủ tục xuất khẩu vũ khí quá phức tạp của Mỹ.
Chính vì những điều này mà một số quốc gia bạn hàng truyền thống của Mỹ ở Trung Đông như UAE, Saudi Arabia và Qatar gần đây đã chi hàng tỷ USD để mua vũ khí Nga, trong khi các hợp đồng của họ với Mỹ đang chờ sự chấp thuận từ chính phủ Mỹ.
Mới đây, Nga chính thức công bố thông tin đã chuyển giao cho Ai Cập 5 tiêm kích đa năng Su-35, nằm trong bản hợp đồng đặt mua 24 chiếc trước đó. Ai Cập tìm đến Nga bất chấp việc bị Mỹ đe dọa trừng phạt, sau khi Washington từ chối bán cho Cairo tiêm kích thế hệ thứ năm F-35.
Trong giai đoạn 1979-2010, Mỹ là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ai Cập, với tổng trị giá vượt 80 tỉ USD, thực hiện trong khuôn khổ trợ giúp quân sự và kinh tế. Nhưng tình hình thay đổi vào năm 2011, thời điểm tổng thống Hosni Mubarak bị phế truất. Mỹ dừng viện trợ vũ khí, do lo sợ Ai Cập gây đe dọa tới Israel.
Cách tiếp cận của Mỹ không thay đổi sau khi tướng Abdel Fattah el-Sisi tiến hành cuộc chính biến, loại trừ Tổng thống Mohamed Morsi và lên nắm quyền vào năm 2013, thực hiện các bước đi mạnh tay nhằm vào phong trào Anh em Hồi giáo.
Lấy cớ Cairo vi phạm nhân quyền, Washington cắt viện trợ quân sự cho Ai Cập trong 2 năm, với trị giá 1,3 tỉ USD/năm. Giới chức Ai Cập cho biết ông Donald Trump từng cam kết sẽ bán cho Cairo 20 tiêm kích F-35 khi ông gặp với Tổng thống el-Sisi bên lề phiên họp cấp cao thường niên Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York vào tháng 9/2018. Nhưng sau đó tổng thống Mỹ đã từ bỏ ý định này.
Mỹ dường như đã tìm được khách hàng thế chỗ cho Ai Cập, đó là Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Chính quyền ông Trump cuối năm 2020 từng thông báo trước Quốc hội kế hoạch bán cho UAE 50 chiếc F-35, với tổng trị giá lên đến 10,4 tỉ USD, ngay sau khi UAE và Israel ký thỏa thuận hòa bình.
Khoảng thời gian này, Nga đã tận dụng cơ hội để mở sáng kiến ngoại giao mới với Ai Cập và trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất cho quốc gia Bắc Phi này. Năm 2014, Ai Cập ký với Nga thỏa thuận trị giá 3,5 tỉ USD, đặt mua 46 trực thăng tấn công Ka-52 và 46 tiêm kích MiG-29.
Đến năm 2019, chính quyền Tổng thống el-Sisi tiếp tục ký thỏa thuận mua tiêm kích Su-35 của Nga, trị giá 2 tỉ USD. Cùng với đó, Algeria - khách hàng nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga ở vùng Trung Đông-Bắc Phi, cũng sắp nhận được lô hàng 14 cường kích hạng nặng Su-34.
Algeria cũng được cho là đang quan tâm nhiều đến mẫu máy bay tiêm kích Su-57 thế hệ mới. Quốc gia Bắc Phi này hiện chi 15,5% GDP cho quốc phòng và không giấu tham vọng về địa chính trị ở vùng Địa Trung Hải dựa trên sức mạnh quân sự đến từ vũ khí Nga.
Một đồng minh của NATO là Thổ Nhĩ Kỳ đang đàm phán với Nga để đặt mua Su-35 và cả loại siêu tiêm kích S-57, một động thái cũng xuất hiện sau khi Mỹ từ chối cung cấp cho Ankara mẫu tiêm kích đa nhiệm F-35.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan từng thảo luận với đồng cấp người Nga Vladimir Putin về hợp đồng này tại một cuộc triển lãm hàng không ở Moskva hồi năm 2019.
"Trong 5 năm qua, tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm quân sự sang khu vực này chưa từng xuống dưới mức 6 tỷ USD mỗi năm và chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga", cơ quan hợp tác kỹ thuật-quân sự Nga cho biết trong tương lai tỷ trọng này tiếp tục tăng lên.