UAV Trung Quốc được phái đi do thám chiến hạm Mỹ mạnh cỡ nào?

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc điều động máy bay do thám không người lái (UAV) có khả năng rất mạnh mẽ theo sát chiếm hạm Mỹ.

Theo The National Interest, Trung Quốc đã điều động máy bay do thám không người lái (UAV) tầm cao/tầm xa Soar Dragon, được phát triển từ năm 2011, theo sát tuần dương hạm USS Antietam (CG-54) khi tàu này di chuyển qua Đài Loan hôm 24/7. Nguồn ảnh: The National Interest.

UAV "Soar Dragon" Xianglong có độ bền cao độ cao, là một trong những máy bay không người lái lớn nhất của Trung Quốc. Với khả năng mang vác tải trọng nặng, Xianglong có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm tấn công điện tử và trinh sát. Nguồn ảnh: The National Interest.

Được xây dựng bởi Tập đoàn máy bay Quý Châu, đôi cánh song song "khép kín" độc đáo của nó (tạo cho nó một hình dạng kim cương khi nhìn từ trên xuống hoặc từ dưới lên - PV) giúp cho chiếc máy bay này tăng hiệu suất bay cao bằng cách giảm lực cản và kéo dài thời gian hoạt động trên không trung. Nguồn ảnh: The National Interest.

Xianglong được sử dụng để do thám các căn cứ quân sự, giám sát các tàu chiến nước ngoài, và là một phần của chiến lược chống tiếp cận quân sự từ bên ngoài vào Trung Quốc. Thời gian bay dài lên tới 10 tiếng đồng hồ, bán kính do thám lên tới 2.000 km, trần bay tối đa lên tới 18.000 m, cùng tải trọng khí tài lớn, cho phép nó theo dõi và thu thập vô số dữ liệu từ đối phương. Nguồn ảnh: The National Interest.

Khả năng của Xianglong cũng có thể vượt ra ngoài vai trò trinh sát. Các kỹ sư Trung Quốc đã lưu ý Xianglong là một UAV lý tưởng cho các nhiệm vụ tác chiến điện tử (EW). Nó có thể vừa thu thập thông tin tình báo về hoạt động điện tử, cũng như mang theo máy gây nhiễu làm ảnh hưởng tới các hệ thống radar và liên kết dữ liệu của đối phương. Nguồn ảnh: The National Interest.

Khi xảy ra chiến sự, "kẻ gây nhiễu tầm cao" Xianglong sẽ tìm cách tấn công không chỉ các radar của máy bay chiến đấu và tên lửa đối phương, mà còn gây nhiễu và giả mạo thông tin liên lạc giữa máy bay ném bom với máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không của đối phương, hay máy bay không người lái và các tổ hợp tên lửa. Làm giảm sức tấn công của đối phương. Nguồn ảnh: The National Interest.

Máy bay không người lái Xianglong được trang bị động cơ phản lực Quý Châu WP-13, 1 bản sao của động cơ Tumansky R-13(Nga). Cửa hút khí cho động cơ được gắn trên lưng thân máy bay, và động cơ được gắn ở phía sau máy bay. Giới chuyên gia phỏng đoán rằng một động cơ mới với nhiều cải tiến được lắp đặt trong quá trình sản xuất đại trà. Nguồn ảnh: The National Interest.

Kể từ năm 2018, 7 máy bay không người lái "Soar Dragon" cùng với cơ sở hạ tầng hỗ trợ đã phát hiện tại ba nơi là: căn cứ không quân Shigatse ở Khu tự trị Tây Tạng, căn cứ không quân Lingshui trên đảo Hải Nam (gần Biển Đông) và căn cứ tại sân bay Yishuntun. Nó được ví như máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk của không quân Mỹ. Nguồn ảnh: The National Interest.

Trung Quốc đã khuyến khích phát triển các chương trình UAVtrong một thập kỷ qua và đã gặt hái được nhiều thành quả. Thậm chí, theo một số báo cáo gần đây trên các phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng Trung Quốc có thể đã vượt qua Mỹ trong lĩnh vực máy bay không người lái. Nguồn ảnh: The National Interest.

Video UAV Predator: Khắc tinh của khủng bố - Nguồn: QPVN

Quang Huy

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/vu-khi/uav-trung-quoc-duoc-phai-di-do-tham-chien-ham-my-manh-co-nao-1257681.html