Vắc xin COVID-19 - Có nên chia nhỏ liều?
Trong khi các biện pháp phòng dịch vẫn đang được tiến hành, thì vắc xin chính là chìa khóa quan trọng để chống COVID-19. Nghiên cứu mới cho thấy, việc chia liều vắc xin COVID-19 vẫn tạo được đáp ứng miễn dịch mạnh.
Có bao nhiêu loại vắc xin và hiệu quả thế nào?
Hiệu quả của các loại vắc xin đối với các loại biến thể
Theo một nghiên cứu của Anh được công bố vào cuối tháng 5, so sánh giữa hiệu quả vắc xin của Pfizer và AstraZeneca đối với 2 biến thể Alpha (B.1.1.7) và Delta (B.1.617.2).
Thời gian tồn tại của kháng thể?
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa biết chính xác khả năng bảo vệ của các loại vắc xin sẽ kéo dài trong bao lâu. Đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng đang được thực hiện ở khắp nơi trên thế giới để tìm xem liệu chúng ta có cần phải dùng thêm liều tăng cường hàng năm hay không. Một số nghiên cứu sơ khởi cho thấy kháng thể có thể tồn tại từ 6 tháng tới 2 năm.
Tại châu Âu, Hungary vừa qua đã tuyên bố sẽ cung cấp liều tăng cường (tùy chọn) cho mọi người bắt đầu từ tháng 8 sắp tới. Đây sẽ là liều bắt buộc đối với các nhân viên y tế tại đất nước này.
Có nên chia nhỏ liều vắc xin?
Một bài viết mới trên Nature cho thấy việc tiêm một phần liều tiêu chuẩn được thiết kế của vắc xin cũng giúp người nhận được hiệu quả bảo vệ đủ cao. Lý lẽ của việc này là mỗi cá nhân sẽ nhận được sự bảo vệ tuy ít hơn 1 tí nhưng về mặt quần thể thì tỉ lệ đề kháng sẽ tốt hơn nhiều và qua đó giảm sự lây lan và nhân lên của biến thể.
Việc sử dụng liều vắc xin chia nhỏ đã được thực hiện tại Congo, Angola và Brazil giúp chống lại bệnh sốt vàng hiệu quả vào năm 2016-2018 khi mà lúc đó lượng vắc xin phòng dịch đang thiếu thốn.
Cụ thể trường hợp của COVID-19, nghiên cứu tìm liều lượng hiệu quả cho thấy liều chia nhỏ của vắc xin mRNA vẫn tạo được đáp ứng miễn dịch mạnh. Trong một nghiên cứu pha 1/2, vắc xin của Pfizer, với 1/3 liều chuẩn (10 mcg) sản xuất miễn dịch tế bào và dịch thể tương đương lượng thu được sau khi tiêm liều đầy đủ (30 mcg). Lượng kháng thể trung bình thu được sau 21 và 63 ngày sau khi tiêm ¼ lượng mRNA vaccine vẫn đạt mức rất ấn tượng.
Theo mô hình nghiên cứu, nếu coi hiệu quả vắc xin ở liều đầy đủ là 95%, thì các liều chia nhỏ có thể đạt được hiệu quả 85 – 90%.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho hay, vẫn cần thêm 1 số thử nghiệm lâm sàng trên dân số lớn hơn để có thêm nhiều dữ kiện chắc chắn. Nhưng việc chia nhỏ liều tạm thời kết hợp liều bổ sung có thể là lời giải cho bài toán thiếu nguồn cung vắc xin hiện thời. Đặc biệt là tính đến hiệu quả cao của vắc xin mRNA (Pfizer và Moderna), việc giảm liều cũng giúp giảm nỗi lo về tác dụng phụ.
Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/covid-19-vac-xin-co-nen-chia-nho-lieu-n197512.html