Vang mãi khúc tráng ca trên bến tàu không số Vũng Rô

Cách đây tròn 60 năm, thật không dễ dàng gì khi những con tàu không số vượt qua nghìn trùng sóng vỗ cùng sự vây hãm của quân địch để vận chuyển vũ khí từ miền Bắc cập bến Vũng Rô (Phú Yên). Từ đây, hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược kịp thời chi viện cho chiến trường khu V và Tây Nguyên, góp phần quan trọng trong cuộc chiến đấu của các lực lượng vũ trang Quân khu 5, thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước... Ngày nay, những câu chuyện về tàu không số và bến Vũng Rô vẫn còn vang mãi khúc tráng ca trong lòng Nhân dân.

 Cựu chiến binh phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) tìm hiểu tư liệu lịch sử về bến tàu không số Vũng Rô qua mạng internet phục vụ công tác giáo dục truyền thống. Năm 1959, khi phong trào cách mạng tại miền Nam đang khởi sắc, nhiều cuộc đấu tranh vũ trang lan rộng ở nhiều nơi, đồng nghĩa là nhu cầu về vũ khí chiến đấu lại càng cấp bách. Do đó, T.Ư Đảng chủ trương nghiên cứu và quyết định mở đường giao liên vận tải trên biển để đưa người, vũ khí, hàng hóa giúp chiến trường miền Nam và Đoàn 759 vận tải biển hay chính là "Đoàn tàu không số” được thành lập. Những năm 1962-1964, các con tàu nhỏ bé không số chở đầy ắp vũ khí từ ngoài Bắc, vượt qua hàng trăm, hàng nghìn hải lý và hàng rào ngăn chặn, phong tỏa, vô số máy bay của quân địch để chi viện cho chiến trường miền Nam. Thời điểm đó, những đoàn tàu không số ở Vũng Rô phải đi qua cứ điểm quan trọng ở nơi đây để bốc dỡ hàng hóa. Với lợi thế nằm sát quốc lộ 1A, có mặt nước rộng và độ sâu hoàn hảo, ba phía đều là núi che chở nên trong vịnh sóng êm đềm quanh năm, không sợ dông bão lớn làm lật tàu nên Vũng Rô trở thành điểm nhận hàng hóa ở Bãi Chính, Bãi Lau, Bãi Chùa… Do có địa hình núi non hiểm trở nên nơi này thuận tiện trong việc cất giữ, bảo quản vũ khí trong rừng cũng như hang động, có cả con đường độc đạo để vận chuyển vũ khí về những căn cứ quân sự trong tỉnh một cách thuận lợi. Đã có những chuyến tàu trót lọt chở vũ khí, hàng hóa cập bến như tàu 41 thuộc Đoàn 125 chở hơn 60 tấn vũ khí, thuốc men rời cảng Hải Phòng do đồng chí Hồ Đắc Thạnh chỉ huy vào ngày 16/11/1964, đến 1h ngày 28/11/1964, tàu không số Phú Yên đầu tiên an toàn cập bến ở Vũng Rô. Chuyến tàu thứ 2 vào ngày 25/12/1964 và ngày 1/1/1965, chuyến tàu thứ 3 cũng cập bến. Với 3 chuyến tàu trong hơn 2 tháng đã vận chuyển được hơn 200 tấn vũ khí, thuốc men, chi viện kịp thời cho các tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk để xây dựng, phát triển, đẩy mạnh tác chiến tập trung, liên tục mở ra nhiều đợt tiến công tiêu diệt địch. Phú Yên cũng nhận được hơn 10.000 khẩu súng các loại, 10 tấn đạn dược, thuốc men và 1 tấn thuốc tân dược. Đến ngày 1/2/1965 (tức mồng 1 Tết Ất Tỵ), tàu 143 chở 63 tấn hàng do thuyền trưởng Lê Văn Thêm và Chính trị viên Phan Bá Bảng chỉ huy cập bến ngày 15/2/1965, nhưng do sự cố tàu tới bến trễ. Sau khi bốc dỡ hàng hóa trời cũng sáng, không thể trở ra biển vì sẽ bị địch phát hiện, tàu đã ngụy trang bằng lá cây rừng ở gần Bãi Chùa nhưng không may bị máy bay địch phát hiện, bắn phá, cùng với tàu chiến của địch phong tỏa 4 phía vô cùng nguy hiểm. Trong thời điểm nguy cấp ấy, cấp trên chỉ huy bằng mọi giá cũng không để địch cướp tàu. Trong đêm 17/2/1965, ta đã dùng thuốc nổ phá tàu nhưng chỉ phá nát được khoang mũi do chưa có nhiều kinh nghiệm. Quân ta tiếp tục phá bộ khoang máy, khoang lái vào đêm 18/2/1965, phá hủy các kho tạm và lộ thiên để cho địch không thể chiếm tàu cũng như vũ khí, hàng hóa. Địch quyết liệt dùng bộ binh, xe bọc thép cùng lực lượng hải quân đánh phá ác liệt ở những cứ điểm Bãi Xép, Bùng Binh, Hang Vàng và cả những làng ở khu vực lân cận trong nhiều ngày liền, nhưng quân ta vẫn giữ vững hậu cứ an toàn. Chiến đấu ác liệt nhưng đêm đêm, dân công ở các xã Hòa Hiệp, Hòa Xuân tiếp tục vận chuyển vũ khí, thuốc men về căn cứ. Cùng tìm hiểu về sự hào hùng đó thông qua tài liệu lưu giữ trên sách báo, mạng internet, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) chia sẻ: "Chúng tôi luôn tự hào sâu sắc về chiến công của cha anh, của những đồng đội trên chiến trường ấy. Phát huy tinh thần đó, chúng tôi luôn giáo dục con cháu, lớp lớp thanh niên về truyền thống hào hùng của dân tộc, lấy đó làm động lực để phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn”. Thanh Sơn

Cựu chiến binh phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) tìm hiểu tư liệu lịch sử về bến tàu không số Vũng Rô qua mạng internet phục vụ công tác giáo dục truyền thống. Năm 1959, khi phong trào cách mạng tại miền Nam đang khởi sắc, nhiều cuộc đấu tranh vũ trang lan rộng ở nhiều nơi, đồng nghĩa là nhu cầu về vũ khí chiến đấu lại càng cấp bách. Do đó, T.Ư Đảng chủ trương nghiên cứu và quyết định mở đường giao liên vận tải trên biển để đưa người, vũ khí, hàng hóa giúp chiến trường miền Nam và Đoàn 759 vận tải biển hay chính là "Đoàn tàu không số” được thành lập. Những năm 1962-1964, các con tàu nhỏ bé không số chở đầy ắp vũ khí từ ngoài Bắc, vượt qua hàng trăm, hàng nghìn hải lý và hàng rào ngăn chặn, phong tỏa, vô số máy bay của quân địch để chi viện cho chiến trường miền Nam. Thời điểm đó, những đoàn tàu không số ở Vũng Rô phải đi qua cứ điểm quan trọng ở nơi đây để bốc dỡ hàng hóa. Với lợi thế nằm sát quốc lộ 1A, có mặt nước rộng và độ sâu hoàn hảo, ba phía đều là núi che chở nên trong vịnh sóng êm đềm quanh năm, không sợ dông bão lớn làm lật tàu nên Vũng Rô trở thành điểm nhận hàng hóa ở Bãi Chính, Bãi Lau, Bãi Chùa… Do có địa hình núi non hiểm trở nên nơi này thuận tiện trong việc cất giữ, bảo quản vũ khí trong rừng cũng như hang động, có cả con đường độc đạo để vận chuyển vũ khí về những căn cứ quân sự trong tỉnh một cách thuận lợi. Đã có những chuyến tàu trót lọt chở vũ khí, hàng hóa cập bến như tàu 41 thuộc Đoàn 125 chở hơn 60 tấn vũ khí, thuốc men rời cảng Hải Phòng do đồng chí Hồ Đắc Thạnh chỉ huy vào ngày 16/11/1964, đến 1h ngày 28/11/1964, tàu không số Phú Yên đầu tiên an toàn cập bến ở Vũng Rô. Chuyến tàu thứ 2 vào ngày 25/12/1964 và ngày 1/1/1965, chuyến tàu thứ 3 cũng cập bến. Với 3 chuyến tàu trong hơn 2 tháng đã vận chuyển được hơn 200 tấn vũ khí, thuốc men, chi viện kịp thời cho các tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk để xây dựng, phát triển, đẩy mạnh tác chiến tập trung, liên tục mở ra nhiều đợt tiến công tiêu diệt địch. Phú Yên cũng nhận được hơn 10.000 khẩu súng các loại, 10 tấn đạn dược, thuốc men và 1 tấn thuốc tân dược. Đến ngày 1/2/1965 (tức mồng 1 Tết Ất Tỵ), tàu 143 chở 63 tấn hàng do thuyền trưởng Lê Văn Thêm và Chính trị viên Phan Bá Bảng chỉ huy cập bến ngày 15/2/1965, nhưng do sự cố tàu tới bến trễ. Sau khi bốc dỡ hàng hóa trời cũng sáng, không thể trở ra biển vì sẽ bị địch phát hiện, tàu đã ngụy trang bằng lá cây rừng ở gần Bãi Chùa nhưng không may bị máy bay địch phát hiện, bắn phá, cùng với tàu chiến của địch phong tỏa 4 phía vô cùng nguy hiểm. Trong thời điểm nguy cấp ấy, cấp trên chỉ huy bằng mọi giá cũng không để địch cướp tàu. Trong đêm 17/2/1965, ta đã dùng thuốc nổ phá tàu nhưng chỉ phá nát được khoang mũi do chưa có nhiều kinh nghiệm. Quân ta tiếp tục phá bộ khoang máy, khoang lái vào đêm 18/2/1965, phá hủy các kho tạm và lộ thiên để cho địch không thể chiếm tàu cũng như vũ khí, hàng hóa. Địch quyết liệt dùng bộ binh, xe bọc thép cùng lực lượng hải quân đánh phá ác liệt ở những cứ điểm Bãi Xép, Bùng Binh, Hang Vàng và cả những làng ở khu vực lân cận trong nhiều ngày liền, nhưng quân ta vẫn giữ vững hậu cứ an toàn. Chiến đấu ác liệt nhưng đêm đêm, dân công ở các xã Hòa Hiệp, Hòa Xuân tiếp tục vận chuyển vũ khí, thuốc men về căn cứ. Cùng tìm hiểu về sự hào hùng đó thông qua tài liệu lưu giữ trên sách báo, mạng internet, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) chia sẻ: "Chúng tôi luôn tự hào sâu sắc về chiến công của cha anh, của những đồng đội trên chiến trường ấy. Phát huy tinh thần đó, chúng tôi luôn giáo dục con cháu, lớp lớp thanh niên về truyền thống hào hùng của dân tộc, lấy đó làm động lực để phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn”. Thanh Sơn

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/305/158290/vang-mai-khuc-trang-ca-tren-ben-tau-khong-so-vung-ro.htm