Vật nuôi giảm nghèo

Hộ nghèo đa phần không có hoặc ít đất sản xuất, hạn chế nguồn vốn tích lũy, thế nên những loài vật nuôi như: ếch, lươn, rắn ri tượng, gà nòi lai, bò... được xem là lựa chọn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, góp phần giúp hộ nghèo cải thiện đời sống.

Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, nhiều địa phương chọn những loài vật nuôi trên để triển khai các dự án đa dạng hóa sinh kế cho hộ nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

Xác định đây là những loài vật nuôi trong cơ cấu kinh tế, các địa phương thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ hộ nghèo khi bà con gặp trở ngại trong quá trình chăn nuôi. Từ đó, nhiều hộ không chỉ thoát nghèo, có thu nhập ổn định mà còn trở thành hạt nhân tích cực trong phát triển kinh tế ở địa phương.

Anh Trần Công Lý, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, tìm tòi và thành công với mô hình nuôi lươn sinh sản, tạo ra nguồn lươn giống chất lượng cung ứng ở nhiều địa phương.

Anh Trần Công Lý, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, tìm tòi và thành công với mô hình nuôi lươn sinh sản, tạo ra nguồn lươn giống chất lượng cung ứng ở nhiều địa phương.

Nhà chỉ có vài công đất vuông, anh Trần Minh Ðăng ở xã Tân Lộc, huyện Thới Bình áp dụng thành công mô hình nuôi rắn ri tượng trong hồ xi măng, vừa cho sinh sản, bán rắn giống và nhân đàn.

Nhà chỉ có vài công đất vuông, anh Trần Minh Ðăng ở xã Tân Lộc, huyện Thới Bình áp dụng thành công mô hình nuôi rắn ri tượng trong hồ xi măng, vừa cho sinh sản, bán rắn giống và nhân đàn.

Năm 2022, ông Trương Văn Kê, xã Hòa Thành, TP Cà Mau, được hỗ trợ 2 con bò từ dự án giảm nghèo, đến nay bò phát triển khỏe mạnh, ông dự định nhân đàn, mở rộng chuồng trại. Ông Kê đã làm đơn xin thoát nghèo.

Năm 2022, ông Trương Văn Kê, xã Hòa Thành, TP Cà Mau, được hỗ trợ 2 con bò từ dự án giảm nghèo, đến nay bò phát triển khỏe mạnh, ông dự định nhân đàn, mở rộng chuồng trại. Ông Kê đã làm đơn xin thoát nghèo.

Hơn 5 năm gắn bó với con lươn, gia đình anh Trần Công Lý, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, đã mở rộng được 10 hồ, vừa nuôi lươn thịt, vừa ương lươn con.

Hơn 5 năm gắn bó với con lươn, gia đình anh Trần Công Lý, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, đã mở rộng được 10 hồ, vừa nuôi lươn thịt, vừa ương lươn con.

Bên cạnh canh tác 2 vụ lúa, gia đình bà Lê Thị Nga ở xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, tận dụng đất trống quanh nhà nuôi gà nòi lai, tầm 3 tháng nuôi là có thể xuất bán, mỗi năm gia đình bà lãi trên 100 triệu đồng.

Bên cạnh canh tác 2 vụ lúa, gia đình bà Lê Thị Nga ở xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, tận dụng đất trống quanh nhà nuôi gà nòi lai, tầm 3 tháng nuôi là có thể xuất bán, mỗi năm gia đình bà lãi trên 100 triệu đồng.

Nhiều năm nay, gia đình anh Mạc Văn Khánh ở xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, phát triển kinh tế từ nuôi ếch kết hợp nuôi cá trê. Theo cách nuôi này, con cá dưới ao sẽ tận dụng thức ăn dư thừa và chất thải của ếch, nhằm tiết kiệm chi phí thức ăn.

Nhiều năm nay, gia đình anh Mạc Văn Khánh ở xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, phát triển kinh tế từ nuôi ếch kết hợp nuôi cá trê. Theo cách nuôi này, con cá dưới ao sẽ tận dụng thức ăn dư thừa và chất thải của ếch, nhằm tiết kiệm chi phí thức ăn.

Mộng Thường thực hiện

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/vat-nuoi-giam-ngheo-a34764.html