Vì sao Evergrande đến bờ vực phá sản với 'bom nợ' đến hơn 300 tỷ USD?
Tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande đang trên bờ vực phá sản đối mặt khó khăn chưa từng có, vướng vào 'bom nợ' lên đến hơn 300 tỷ USD.
Hệ lụy hôm nay được cho một phần xuất phát từ việc đầu tư ngoài ngành bất động sản.
Evergrande kinh doanh lĩnh vực gì?
Evergrande là một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc. Tập đoàn là một phần của Global 500 - có nghĩa cũng là một trong những doanh nghiệp lớn nhất thế giới tính theo doanh thu.
Được niêm yết tại Hong Kong và có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc, Evergrande có nhân sự khoảng 200.000 người, gián tiếp giúp duy trì hơn 3,8 triệu việc làm mỗi năm. Tập đoàn được tỉ phú Trung Quốc Xu Jiayin thành lập. Ông Xu từng là người giàu nhất Trung Quốc.
Evergrande thành danh trong lĩnh vực bất động sản nhà ở, tự hào "sở hữu hơn 1.300 dự án tại hơn 280 thành phố" trên khắp Trung Quốc - nhưng lợi ích của tập đoàn còn vượt xa hơn thế.
Ngoài nhà ở, tập đoàn đã đầu tư vào xe điện, thể thao và công viên giải trí. Evergrande thậm chí còn sở hữu một doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống, bán nước đóng chai, hàng tạp hóa, sản phẩm sữa và các hàng hóa khác trên khắp Trung Quốc.
Năm 2010, Evergrande đã mua một đội bóng đá, hiện được gọi là Guangzhou Evergrande. Đội bóng đó kể từ đó đã xây dựng trường dạy bóng đá lớn nhất thế giới, với chi phí 185 triệu USD.
Guangzhou Evergrande tiếp tục đạt được những kỷ lục mới: Tập đoàn hiện đang làm việc để tạo ra sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới, dự kiến hoàn thành vào năm tới. Địa điểm trị giá 1,7 tỷ USD này được tạo hình như một bông hoa sen khổng lồ, có sức chứa 100.000 khán giả.
Evergrande cũng phục vụ khách du lịch với công viên giải trí Evergrande Fairyland. Kiến trúc nổi tiếng là một công trình lớn được gọi là Đảo Hoa Đại Dương ở Hải Nam, một tỉnh nhiệt đới thường được gọi là "Hawaii của Trung Quốc".
Dự án bao gồm một hòn đảo nhân tạo với các trung tâm thương mại, bảo tàng và công viên giải trí. Theo báo cáo thường niên gần đây nhất của tập đoàn, dự án này bắt đầu nhận khách dùng thử vào đầu năm nay, với kế hoạch khai trương toàn bộ vào cuối năm 2021…
Tại sao Evergrande bên bờ vực phá sản?
Trong những năm gần đây, các khoản nợ của Evergrande tăng lên khi công ty này đi vay để đầu tư vào nhiều mục đích khác nhau, trở thành nhà phát triển mắc nợ nhiều nhất Trung Quốc, với khoản nợ trị giá hơn 300 tỷ USD.
Trong vài tuần qua, tập đoàn đã cảnh báo các nhà đầu tư về các vấn đề dòng tiền, nói rằng công ty có thể vỡ nợ nếu không thể huy động tiền nhanh chóng. Cảnh báo đó được nhấn mạnh vào tuần trước, khi Evergrande tiết lộ trong một hồ sơ đăng ký trên sàn chứng khoán rằng tập đoàn đang gặp khó khăn khi tìm người mua một số tài sản của mình.
Theo các chuyên gia, tham vọng của Evergrande chính là thứ đưa công ty vào nước sôi lửa bỏng. Mattie Bekink, Giám đốc Trung Quốc của Economist Intelligence Unit, cho biết tập đoàn này đã "đi xa khỏi lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình, đó là một phần nguyên nhân khiến họ rơi vào tình trạng lộn xộn này".
Với hơn 200 công ty con ở nước ngoài và gần 2000 công ty con trong nước. Tài sản của Evergrande lên đến 2000 tỷ nhân dân tệ tương đương 2% tổng GDP của Trung Quốc - số liệu của Goldman Sachs.
Trong đó, câu chuyện đổ tiền vào xe điện của Evergrande được nhắc đến nhiều hơn cả. Năm 2018, Evergrande kỳ vọng sẽ vượt cả công ty xe điện hàng đầu thế giới Tesla và dẫn đầu thị trường. Đây cũng là lời của ông Hui Ka Yan - Chủ tịch tập đoàn này, một người không có kinh nghiệm và không có công nghệ trong chế tạo ô tô.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu dựa vào sự dũng cảm của ông Hui. Lúc đó, công ty con chuyên sản xuất xe điện của Evergrande thành lập 3 cơ sở sản xuất ở Quảng Châu, Thiên Tân và Thượng Hải thu được hàng chục tỷ USD từ bán cổ phiếu trong khi con số doanh thu về từ bán xe điện chỉ là con số 0 do liên tục lùi lịch sản xuất.
Tuy nhiên, việc đầu tư vào xe điện chỉ là một nỗ lực mới nhất của công ty bất động sản khổng lồ nhằm đa dạng hóa lợi ích kinh doanh. Thị trường bất động sản Trung Quốc phát triển nóng, Chính phủ kiềm chế giá nhà tăng cao điều này làm tăng chi phí, cắt giảm lợi nhuận của các công ty bất động sản.
Vì vậy, để tồn tại, các công ty như Evergrande phải đa dạng hóa vốn nắm giữ hoặc họ có nguy cơ bị gánh lợi nhuận thấp, nợ nần chồng chất.
Các cơ quan quản lý cảnh báo rằng tập đoàn này có thể không chỉ ảnh hưởng tới hệ thống tài chính của Trung Quốc, mà còn giáng đòn mạnh mẽ vào những ngân hàng lớn cấp khoản vay cho Evergrande và các công ty tương tự, dẫn tới làm lây lan khủng hoảng ra các thị trường toàn cầu.
Trong những năm gần đây, các khoản nợ của Evergrande tăng lên khi công ty này đi vay để đầu tư vào nhiều mục đích khác nhau, trở thành nhà phát triển mắc nợ nhiều nhất Trung Quốc, với khoản nợ trị giá hơn 300 tỷ USD.
Trong vài tuần qua, tập đoàn đã cảnh báo các nhà đầu tư về các vấn đề dòng tiền, nói rằng công ty có thể vỡ nợ nếu không thể huy động tiền nhanh chóng.
Cảnh báo đó được nhấn mạnh vào tuần trước, khi Evergrande tiết lộ trong một hồ sơ đăng ký trên sàn chứng khoán rằng tập đoàn đang gặp khó khăn khi tìm người mua một số tài sản của mình.
Theo các chuyên gia, tham vọng của Evergrande chính là thứ đưa công ty vào nước sôi lửa bỏng. Mattie Bekink, Giám đốc Trung Quốc của Economist Intelligence Unit, cho biết tập đoàn này đã "đi xa khỏi lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình, đó là một phần nguyên nhân khiến họ rơi vào tình trạng lộn xộn này".
Trong một lưu ý, ông Mark Williams, nhà kinh tế trưởng khu vực Châu Á của Capital Economics nói rằng sự sụp đổ của Evergrande "sẽ là thử thách lớn nhất mà hệ thống tài chính Trung Quốc phải đối mặt trong nhiều năm".
Ông Williams cho biết, nguyên do những rắc rối của Evergrande và của những nhà phát triển có đòn bẩy tài chính cao khác là nhu cầu bất động sản nhà ở tại Trung Quốc đang bước vào kỷ nguyên suy giảm liên tục. Sự sụp đổ của Evergrande đã tập trung sự chú ý vào tác động của một làn sóng vỡ nợ của các nhà phát triển bất động sản đối với sự tăng trưởng của Trung Quốc.../.