Vì sao Liên Xô bại trước Mỹ khi chinh phục Mặt trăng?

Vào ngày 20/7/1969, tàu Apollo 11 hạ cánh xuống Mặt Trăng. Phi hành gia Neil Armstrong cắm lá cờ Mỹ lên bề mặt Mặt Trăng và bước đi những bước đầu tiên. Với bước tiến lịch sử này, Mỹ đánh bại Liên Xô trong cuộc chinh phục Mặt trăng.

Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ và Liên Xô bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh với việc đối đầu căng thẳng trên nhiều lĩnh vực. Trong số này đáng chú ý là cuộc chạy đua chinh phục Mặt trăng.

Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ và Liên Xô bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh với việc đối đầu căng thẳng trên nhiều lĩnh vực. Trong số này đáng chú ý là cuộc chạy đua chinh phục Mặt trăng.

Trong cuộc cạnh tranh này, tàu Apollo 11 của Mỹ hạ cánh xuống Mặt Trăng ngày 20/7/1969, Neil Armstrong ghi tên vào lịch sử trở thành người đầu tiên đặt chân lên bề mặt Mặt trăng. Sự kiện lịch sử này đã chấm dứt cuộc đua giữa Mỹ và Liên Xô trong lĩnh vực này.

Trong cuộc cạnh tranh này, tàu Apollo 11 của Mỹ hạ cánh xuống Mặt Trăng ngày 20/7/1969, Neil Armstrong ghi tên vào lịch sử trở thành người đầu tiên đặt chân lên bề mặt Mặt trăng. Sự kiện lịch sử này đã chấm dứt cuộc đua giữa Mỹ và Liên Xô trong lĩnh vực này.

Trước khi sự kiện này diễn ra, Liên Xô được giới chuyên gia đánh giá có nhiều lợi thế trong sứ mệnh chinh phục Mặt trăng như sở hữu nhiều nhà khoa học thiên tài, đội ngũ phi hành gia xuất sắc cũng như có những công nghệ hiện đại.

Trước khi sự kiện này diễn ra, Liên Xô được giới chuyên gia đánh giá có nhiều lợi thế trong sứ mệnh chinh phục Mặt trăng như sở hữu nhiều nhà khoa học thiên tài, đội ngũ phi hành gia xuất sắc cũng như có những công nghệ hiện đại.

Thế nhưng, đến cuối cùng, Liên Xô lại không thể đưa phi hành gia của nước mình bước những bước chân đầu tiên trên Mặt trăng. Để lý giải cho thất bại này, một số chuyên gia tiến hành nghiên cứu để giải mã vì sao Liên Xô không thể đưa người lên Mặt trăng trước Mỹ.

Thế nhưng, đến cuối cùng, Liên Xô lại không thể đưa phi hành gia của nước mình bước những bước chân đầu tiên trên Mặt trăng. Để lý giải cho thất bại này, một số chuyên gia tiến hành nghiên cứu để giải mã vì sao Liên Xô không thể đưa người lên Mặt trăng trước Mỹ.

Theo đó, giới chuyên gia tìm thấy nhật ký của Tướng Nikolai Kamanin, người đứng đầu chương trình đào tạo phi hành gia của Liên Xô, giúp giải mã bí ẩn trên.

Theo đó, giới chuyên gia tìm thấy nhật ký của Tướng Nikolai Kamanin, người đứng đầu chương trình đào tạo phi hành gia của Liên Xô, giúp giải mã bí ẩn trên.

Trong nhật ký của Tướng Nikolai Kamanin có nhắc đến cuộc gặp gỡ với phi hành gia Frank Borman của NASA trong chuyến thăm Moscow ngày 5/7/1969.

Trong nhật ký của Tướng Nikolai Kamanin có nhắc đến cuộc gặp gỡ với phi hành gia Frank Borman của NASA trong chuyến thăm Moscow ngày 5/7/1969.

Khi được phóng viên hỏi liệu Liên Xô có thực hiện sứ mệnh nào để đánh bại Apollo 11 của Mỹ hay không, Tướng Nikolai Kamanin khi ấy không xác nhận hay phủ nhận.

Khi được phóng viên hỏi liệu Liên Xô có thực hiện sứ mệnh nào để đánh bại Apollo 11 của Mỹ hay không, Tướng Nikolai Kamanin khi ấy không xác nhận hay phủ nhận.

Tuy nhiên, bản thân Tướng Nikolai Kamanin biết được rằng cuộc đua chinh phục Mặt trăng của Liên Xô đã thất bại. Nguyên do là vì vào ngày 3/7/1969, hệ thống tên lửa Mặt Trăng bí mật ký hiệu N-1 phát nổ tại địa điểm phóng từ xa ở Trung tâm Vũ trụ Baikonur. Hậu quả là một trong hai bệ phóng trọng yếu của Liên Xô bị phá hủy.

Tuy nhiên, bản thân Tướng Nikolai Kamanin biết được rằng cuộc đua chinh phục Mặt trăng của Liên Xô đã thất bại. Nguyên do là vì vào ngày 3/7/1969, hệ thống tên lửa Mặt Trăng bí mật ký hiệu N-1 phát nổ tại địa điểm phóng từ xa ở Trung tâm Vũ trụ Baikonur. Hậu quả là một trong hai bệ phóng trọng yếu của Liên Xô bị phá hủy.

Với sự cố nghiêm trọng này, các nhà khoa học Liên Xô tính toán phải mất 1 hoặc 1,5 năm nữa họ mới có thể đổ bộ lên Mặt trăng. Vụ nổ tên lửa đẩy N-1 được Liên Xô giữ bí mật. Thế nhưng, thông tin này nhanh chóng bị Mỹ phát hiện.

Với sự cố nghiêm trọng này, các nhà khoa học Liên Xô tính toán phải mất 1 hoặc 1,5 năm nữa họ mới có thể đổ bộ lên Mặt trăng. Vụ nổ tên lửa đẩy N-1 được Liên Xô giữ bí mật. Thế nhưng, thông tin này nhanh chóng bị Mỹ phát hiện.

Sự kiện này được coi là cơ hội lớn cho Mỹ đánh bại Liên Xô trong sứ mệnh chinh phục Mặt trăng. Vì vậy, hơn 2 tuần sau khi tên lửa đẩy N-1 gặp sự cố, Mỹ với sự chuẩn bị đầy đủ về con người, kỹ thuật nên phóng tàu Apollo 11 đưa các phi hành gia chinh phục Mặt trăng và hạ cánh xuống Mặt trăng thành công.

Sự kiện này được coi là cơ hội lớn cho Mỹ đánh bại Liên Xô trong sứ mệnh chinh phục Mặt trăng. Vì vậy, hơn 2 tuần sau khi tên lửa đẩy N-1 gặp sự cố, Mỹ với sự chuẩn bị đầy đủ về con người, kỹ thuật nên phóng tàu Apollo 11 đưa các phi hành gia chinh phục Mặt trăng và hạ cánh xuống Mặt trăng thành công.

Video: Kỷ niệm 45 năm con người đặt chân lên Mặt trăng (nguồn: VCT14)

Tâm Anh (theo Air & Space)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-lien-xo-bai-truoc-my-khi-chinh-phuc-mat-trang-1286319.html