Vì sao phòng không Nhật Bản không bắn hạ máy bay ném bom nguyên tử?

Trong cả hai cuộc ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, dù phát hiện máy bay Mỹ từ khá sớm nhưng ở khoảnh khắc sống còn, Nhật Bản đã hủy bỏ lệnh đánh chặn bằng không quân.

Ngày 6-9/8/1945, hai máy bay B-29 của Không lực Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng ngay lập tức, để lại vô số di chứng do phóng xạ tới tận ngày hôm nay. Thực tế, không phải là Nhật Bản không phát hiện được các máy bay B-29 khi tiến vào không phận hai thành phố trên, mà họ đã phát hiện từ khi chúng còn cách rất xa. Tuy nhiên, thay vì đánh chặn hay bắn hạ chúng, lực lượng phòng không – không quân Đế quốc Nhật Bản khi đó đã không coi đó là mối đe dọa lớn.

Ngày 6-9/8/1945, hai máy bay B-29 của Không lực Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng ngay lập tức, để lại vô số di chứng do phóng xạ tới tận ngày hôm nay. Thực tế, không phải là Nhật Bản không phát hiện được các máy bay B-29 khi tiến vào không phận hai thành phố trên, mà họ đã phát hiện từ khi chúng còn cách rất xa. Tuy nhiên, thay vì đánh chặn hay bắn hạ chúng, lực lượng phòng không – không quân Đế quốc Nhật Bản khi đó đã không coi đó là mối đe dọa lớn.

Theo các tài liệu được giải mã sau này, khoảng một tiếng (ném bom xảy ra lúc 8h15 giờ Hiroshima) trước vụ tấn công khủng khiếp, lực lượng quân đội Nhật Bản bằng radar đã phát hiện một số máy bay Mỹ tiếp cận lãnh thổ phía Nam (gồm cả Hiroshima). Trước 15 phút vụ tấn công, trạm radar ở Hiroshima đã thấy số lượng máy bay gồm 3 chiếc tiến vào.

Theo các tài liệu được giải mã sau này, khoảng một tiếng (ném bom xảy ra lúc 8h15 giờ Hiroshima) trước vụ tấn công khủng khiếp, lực lượng quân đội Nhật Bản bằng radar đã phát hiện một số máy bay Mỹ tiếp cận lãnh thổ phía Nam (gồm cả Hiroshima). Trước 15 phút vụ tấn công, trạm radar ở Hiroshima đã thấy số lượng máy bay gồm 3 chiếc tiến vào.

Tuy nhiên, ở khoảnh khắc sống còn đó, họ đã bỏ lệnh đánh chặn bằng không quân. Hành động này được cho là để tiết kiệm nhiên liệu và gìn giữ lực lượng không quân, người Nhật không đánh chặn những đội hình máy bay nhỏ. Thậm chí họ còn đánh giá đó là cuộc do thám chứ không phải là đột kích bằng không quân.

Tuy nhiên, ở khoảnh khắc sống còn đó, họ đã bỏ lệnh đánh chặn bằng không quân. Hành động này được cho là để tiết kiệm nhiên liệu và gìn giữ lực lượng không quân, người Nhật không đánh chặn những đội hình máy bay nhỏ. Thậm chí họ còn đánh giá đó là cuộc do thám chứ không phải là đột kích bằng không quân.

Rõ ràng, quân đội Đế quốc Nhật Bản đã bỏ qua “thời gian vàng” chặn đánh máy bay ném bom nguyên tử ngay khi nó còn trên mặt biển. Ảnh: Máy bay ném bom B-29 cùng loại chiếc Enola Gay không kích hạt nhân Hiroshima bị bắn hạ năm 1944.

Rõ ràng, quân đội Đế quốc Nhật Bản đã bỏ qua “thời gian vàng” chặn đánh máy bay ném bom nguyên tử ngay khi nó còn trên mặt biển. Ảnh: Máy bay ném bom B-29 cùng loại chiếc Enola Gay không kích hạt nhân Hiroshima bị bắn hạ năm 1944.

Lúc 8h15 phút giờ Hiroshima, chiếc B-29 "Enola Gay" thả quả bom nguyên tử "Little Boy" trên bầu trời trung tâm thành phố Hiroshima. Quả bom nổ cách mặt đất khoảng 600m với đương lượng nổ 13 kiloton ngay lập tức giết chết ít nhất 90.000 người.

Lúc 8h15 phút giờ Hiroshima, chiếc B-29 "Enola Gay" thả quả bom nguyên tử "Little Boy" trên bầu trời trung tâm thành phố Hiroshima. Quả bom nổ cách mặt đất khoảng 600m với đương lượng nổ 13 kiloton ngay lập tức giết chết ít nhất 90.000 người.

Thành phố Hiroshima trước khi xảy ra vụ không kích hạt nhân khủng khiếp.

Thành phố Hiroshima trước khi xảy ra vụ không kích hạt nhân khủng khiếp.

Và đây là quang cảnh sau khi xảy ra vụ ném bom nguyên tử, hầu như mọi thứ đều bị thổi bay. Ước tính 90% nhà cửa ở Hiroshima bị hủy diệt hoặc hư hại.

Và đây là quang cảnh sau khi xảy ra vụ ném bom nguyên tử, hầu như mọi thứ đều bị thổi bay. Ước tính 90% nhà cửa ở Hiroshima bị hủy diệt hoặc hư hại.

Trong vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki sáng 9/8/1945, người Nhật đã phát hiện sự xuất hiện của các máy bay ném bom B-29 từ rất sớm. Lúc 7 giờ 50 phút giờ Nhật Bản, báo động máy bay vang lên ở Nagasaki nhưng sau đó báo yên lúc 8 giờ 30 phút. Khi chỉ có hai chiếc B-29 bay đến lúc 10h53 phút, người Nhật cho rằng đó là những máy bay do thám và không phát lệnh báo động nữa. Và lúc 11h01 phút, chiếc B-29 "Block's Car" ném quả bom hạt nhân Fat Man xuống Nagasaki, giết người ngay lập tức 70.000 người.

Trong vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki sáng 9/8/1945, người Nhật đã phát hiện sự xuất hiện của các máy bay ném bom B-29 từ rất sớm. Lúc 7 giờ 50 phút giờ Nhật Bản, báo động máy bay vang lên ở Nagasaki nhưng sau đó báo yên lúc 8 giờ 30 phút. Khi chỉ có hai chiếc B-29 bay đến lúc 10h53 phút, người Nhật cho rằng đó là những máy bay do thám và không phát lệnh báo động nữa. Và lúc 11h01 phút, chiếc B-29 "Block's Car" ném quả bom hạt nhân Fat Man xuống Nagasaki, giết người ngay lập tức 70.000 người.

Ảnh quả bom nguyên tử "Little Boy” trước khi được ném xuống Hiroshima.

Ảnh quả bom nguyên tử "Little Boy” trước khi được ném xuống Hiroshima.

Sĩ quan điều khiển ném bom Thomas Frebee với máy ngắm Norden gắn trên chiếc B-29 "Enola Gay" sau phi vụ ném bom hạt nhân.

Sĩ quan điều khiển ném bom Thomas Frebee với máy ngắm Norden gắn trên chiếc B-29 "Enola Gay" sau phi vụ ném bom hạt nhân.

Chiếc Enola Gay trở lại căn cứ sau phi vụ ném bom nguyên tử.

Chiếc Enola Gay trở lại căn cứ sau phi vụ ném bom nguyên tử.

Video Phóng Sự Quốc Tế: Thảm Kịch ở Hirosima - Nguồn: Truyền hình Nhân dân

Hải Nguyên

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-sao-phong-khong-nhat-ban-khong-ban-ha-may-bay-nem-bom-nguyen-tu-1466824.html