Vì sao rừng thông đẹp bị xóa sổ?

Trong phương án xin khai thác trắng của chủ rừng, đó là chặt phá trắng toàn bộ 17,8ha diện tích cây thông ba lá để trồng cây thay thế cũng là… thông, chứ không vì mục đích nào khác!?

Chặt thông để trồng rừng thông tái sinh!

Đơn vị lập phương án xin khai thác trắng 17,8ha rừng thông 30 năm tuổi là CtyTNHH Nhà nước Một thành viên lâm nghiệp Phù Yên – đơn vị được giao quản lý rừngthông Noong Cốp.

Được thành lập từ năm 1961 với tên gọi Lâm trường Vạn Yên, sau đó sát nhậpgiữa Lâm trường Sông Mưa và Lâm trường Phù Yên thành Lâm trường Phù Bắc Yên, năm2011, lâm trường này đổi tên thành Cty THHH Nhà nước một thành viên Lâm nghiệpPhù Yên.

Bao giờ phủ xanh trở lại?

Bao giờ phủ xanh trở lại?

Diện tích rừng được giao cho đơn vị này quản lý là 8.305ha thuộc địa giơíhành chính 5 xã: Mường Do, Mường Lang, Tân Lang, Quang Huy và Huy Bắc.

Khu vực rừng thông Noong Cốp nằm trên địa bàn xã Quang Huy tiếp giáp với xãHuy Bắc và thị trấn Phù Yên, trong đó, rừng thông Mã vĩ 1.076ha; thông ba lá là42,8ha.

Ngày 21/5/2012, GĐ Cty Lâm trường Phù Yên lập Tờ trình số 18/TTr-CT về việcxin khai thác trắng 17,8ha rừng thông ba lá.

Phương án khai thác sẽ là khai thác trắng, chặt toàn bộ cây trện diện tíchxin phép.

Số lượng kiểm đếm cây chặt hạ là 7.409 cây thông ở độ tuổi 30 năm tuổi, chiêùcao cây bình quân 15 – 18m, đường kính thân trung bình 23 – 27cm, có những câyđường kính thân lên tới 40cm.

Có những cây đường kính thân lên tới 40cm.

Có những cây đường kính thân lên tới 40cm.

Hồ sơ thuyết minh thiết kế khai thác trắng rừng thông ba lá, đơn vị khai tháccho biết, sản lượng thông sau chặt phá sẽ được bán với tổng doanh thu 2 tỷ 365triệu đồng, trong đó, tiền công khai thác, chi phí khác là 1 tỷ 221 triệu đồng.

Gần 960 triệu là số tiền sẽ được dành cho đầu tư trồng mới rừng từ tiền bán17,8ha rừng thông khai thác. Điều đáng nói, cây trồng mới sẽ vẫn là… thông.

Dự án khai thác trắng rừng thông đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của ngươìdân thị trấn Phù Yên (Sơn La).

Theo họ, việc đốn hạ rừng thông này sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sinh tháivà nguồn nước. Trong khi đó, rừng thông Noong Cốp là một trong những địa danhđẹp nhất của thị trấn Phù Yên.

Đơn đề nghị, phản ánh của người dân đã được gửi đến chính quyền huyện PhuYền, lãnh đạo UBND, Tỉnh ủy tỉnh Sơn La.

DN chỉ được tạo thêm việc làm cho người lao động!

Trao đổi với VietNamNet, GĐ Cty Lâm nghiệp Phù Yên, ông Nguyễn Xuân Nghiêmthông tin: số tiền thu được từ bán sản phẩm gỗ thông khai thác, doanh nghiệpkhông được hưởng lợi từ nguồn lợi nhuận thu được.

Phần chi phí cho hoạt động khai thác chỉ tạo công ăn, việc làm cho công nhâncủa lâm trường!

Ông Nghiêm cũng đưa ra nhiều văn bản, quyết định… để minh chứng cho dự ánnày.

Cụ thể: hồ sơ thiết kế; phương án khai thác trắng; hồ sơ thuyết minh khaithác trắng rừng thông ba lá… do Cty Lâm nghiệp Phù Yên trình các ban ngành đãđược Sở NN-PTNT tỉnh Sơn La phê duyệt.

Ngày 8/5/3012, ngày 6/6/2012, GĐ Sở NNPTNT tỉnh Sơn La đã ký ban hành các QĐ272 và QĐ 433 về việc đồng ý với phương án khai thác trắng của chủ rừng.

Tại báo cảo giải trình gửi UBND tỉnh Sơn La ngày 19/8/2012 (về việc trả lơìđơn thư, phản ánh của người dân), Cty Lâm nghiệp Phù Yên giải thích: diện tích41,5ha trồng loại thông ba lá từ năm 1983-84 chủ yếu là rừng sản xuất.

Hiện tại, khu vực rừng này đã ngừng sinh trưởng; phần lớn cây bị lệch tán,thót ngọn; mùa khô cây là đều bị vàng úa, thường xuyên bị sâu róm thông pháhoại. Giống thông ba lá này có xuất xứ giống từ Hoàng Su Phì (Hà Giang).

Cũng theo ông Nghiêm: đặc điểm sinh thái của loại thông ba lá chỉ phù hợp vơíđộ cao từ 900 – 2000m so với mực nước biển, khí hậu tương thích khoảng 15 – 20độ C; lượng mưa từ 2000 – 2500mm, mùa khô ngắn, ưa đất nhiều mùn, tương đối ẩmvà có nhiều sương mù mới thích hợp cho cây phát triển.

Khu vực đồi Noong Cốp có độ cao trung bình 450 – 560m, nằm trong vùng khí hâụnắng nóng gió Lào, có rất ít sương mù, thời gian khô hạn kéo dài, tầng đất mỏng,tỷ lệ đá lộ đầu chiềm trên 30%, đất cằn thiếu dinh dưỡng.

Lãnh đạo Cty Lâm nghiệp Phù Yên nói, cây thông ba lá là loại cây lá kim cóchứa tinh dầu, khi lá rụng xuống đất không phân hủy được nhanh, giống như lớpthảm đệm chống thấm, hạn chế nước ngấm xuống đất, độ ẩm không đảm bảo làm chođất khô cằn.

Diện tích 17,8ha khai thác này cũng không nằm trên lưu vực tụ thủy của đâùnguồn Suối Ngọt.

Hiện tại, rừng Noong Cốp tổng thể có trên 1.200ha rừng nhưng về mùa khô, suôíNgọt hầu như cạn kiệt, chỉ có nước chảy nhỏ…

Từ những điều trên, Cty Lâm nghiệp Phù Yên đã đề xuất phương án khai tháctrắng diện tích rừng thông ba lá ở khu vực Noong Cốp.

Tuy nhiên, phương án trồng cây thay thế của đơnvị này đưa ra, vẫn tiếp tục là… giống cây thông, với chi phí cây giống là gần960 triệu đồng!!!

Trong lúc việc khai thác – trồng mới vẫn đangnhiều tranh cãi, một điều không ai chối cãi, đó là Phù Yên đã mất đi một phầnrừng thông Noong Cốp.

Phải 30 năm tới hoặc lâu hơn nữa, người ta mơíđược nhìn lại rừng thông diễm tình, hình ảnh từ lâu đã là niềm tự hào của ngươìdân Phù Yên, nếu như chủ rừng thực hiện đúng theo phương án trồng lại loài thôngtrên diện tích rừng thông đã được khai thác trắng!

Kiên Trung

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/118997/vi-sao-rung-thong-dep-bi-xoa-so-.html