Viêm họng khi thời tiết chuyển mùa và các biến chứng có thể gặp

Họng là cửa ngõ hô hấp quan trọng nên ở lứa tuổi nào cũng đều dễ bị tổn thương bởi tác nhân độc hại như virus, vi khuẩn…nhất là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa như hiện nay.

Khi bắt đầu thấy họng có những biểu hiện đau kèm theo tình trạng đau đầu, ho khan, nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt cao,…không được chủ quan cần khám tại các cơ sở y tế. Vì nếu không được điều trị viêm họng có thể trở nên nặng hơn, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Hay mắc viêm họng do đâu?

Viêm họng là vấn đề thường gặp và xảy ra do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là:

- Do các loại virus, vi khuẩn: Khoảng 80% các loại virus có khả năng cao gây viêm họng như: virus cúm A và virus cúm B, coronavirus và parainfluenza virus,…

Ngoài ra một số loại vi khuẩn như:phế cầu, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn β tan huyết trong nhóm A gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khoảng 80% các loại virus có khả năng cao gây viêm họng như: virus cúm A và virus cúm B, coronavirus và parainfluenza virus,…

Khoảng 80% các loại virus có khả năng cao gây viêm họng như: virus cúm A và virus cúm B, coronavirus và parainfluenza virus,…

-Do các yếu tố bên ngoài khác:

+ Chất kích thích hoặc chất gây dị ứng như: khói bụi, thuốc lá, rượu bia, thuốc xịt chứa hóa chất, đồ ăn cay nóng,… làm cháy lớp lót ở niêm mạc họng dẫn đến viêm.

+ Thời tiết thay đổi, mưa, lạnh hay nóng bức khiến cơ thể không thích nghi kịp, nên dễ gây viêm họng.

- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Do axit dạ dày trào ngược lên thực quản nên khi bị bệnh này, cổ họng sẽ luôn cảm thấy nóng rát.

- Nhiễm HIV: Những người bị nhiễm HIV thường có hệ thống miễn dịch suy yếu. Do đó, họ dễ bị vi khuẩn tấn công và gây viêm họng mãn tính hoặc tái phát do nhiễm trùng.

- Khối u: Các khối u ở vùng họng xuất hiện nhiều ngày không khỏi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét họng.

Bệnh viêm họng xảy ra do nhiều yếu tố, thông thường bệnh phát sinh nhiều nhất khi vào lạnh, thời tiết thay đổi hoặc hanh khô…

Viêm họng mạn tính thường hay tái phát khi bị cảm lạnh, cúm…

Viêm họng mạn tính thường hay tái phát khi bị cảm lạnh, cúm…

Biểu hiện của viêm họng

Viêm họng cấp tính thường xảy ra đột ngột, gây ra các triệu chứng: Đau rát họng, nhất là khi nuốt; Cảm giác đau nhói lên tai khi nói, nuốt, ho; Ho từng cơn, ho khan hoặc ho có đờm; Sốt vừa hoặc sốt cao; Ớn lạnh; Nhức đầu; Đau nhức người; Mệt mỏi; Chán ăn; Có hạch góc hàm, ấn vào di động, hơi đau

Viêm họng mạn tính thường hay tái phát khi bị cảm lạnh, cúm… với các triệu chứng sốt, mệt mỏi, đau rát họng.

Các triệu chứng khác là: Khô họng; Mắt đau, ngứa; Triệu chứng nặng hơn vào buổi sáng; Cảm giác vướng và đau khi nuốt; Ho khạc dai dẳng để làm long đờm; Giọng nói có thể bị khàn nhẹ;

Nóng rát vùng ngực (trong trường hợp có bệnh trào ngược dạ dày thực quản).

Biến chứng có thể gặp của viêm họng

Đa phần các trường hợp viêm họng do virus là bệnh nhẹ, các triệu chứng sẽ giảm dần sau 3-5 ngày. Các trường hợp viêm họng nặng thường là do bội nhiễm vi khuẩn, nhất là liên cầu tan huyết, khiến bệnh kéo dài và cần điều trị thích hợp.

Khi có biểu hiện viêm họng cần tới cơ sở y tế để được thăm khám.

Khi có biểu hiện viêm họng cần tới cơ sở y tế để được thăm khám.

Nếu không điều trị, viêm họng có thể gây ra các biến chứng:

- Biến chứng tại chỗ: Viêm tấy hoặc áp xe quanh amidan, vùng họng, thành sau họng. Hiếm gặp nhưng nguy hiểm là viêm tấy hoại tử vùng cổ.

- Biến chứng lân cận: Viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa cấp, viêm mũi viêm xoang cấp.

- Biến chứng xa: Viêm thận, viêm khớp, viêm tim, choáng nhiễm độc liên cầu, thậm chí là nhiễm trùng huyết.

Với viêm họng mạn tính nếu không điều trị thích hợp, bệnh sẽ dai dẳng và dễ tái phát.

Trên thực tế ghi nhận tại phòng khám rất nhiều trẻ viêm họng có biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản gây ho dai dẳng, sốt cao, mệt mỏi, bỏ bú, bỏ ăn mới được gia đình đưa tới bệnh viện. Cũng nhiều người trưởng thành đến bệnh viện khi tình trạng bệnh đã chuyển thành mạn tính do viêm họng lâu ngày không được điều trị dứt điểm.

Việc điều trị các biến chứng này thường phức tạp, phải điều trị thuốc kháng sinh, kháng viêm dài ngày, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và gây tốn kém cho người bệnh.

Lời khuyên của bác sĩ

Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ để chữa cho phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh viêm họng, ngoại trừ viêm họng do liên cầu khuẩn, đều không cần dùng kháng sinh.

Nếu viêm họng cấp tính, thường do virus thường có thể thuyên giảm sau 3-5 ngày và khỏi hẳn trong vòng 10 ngày. Người bệnh uống thuốc hạ sốt, giảm đau, giảm viêm để điều trị triệu chứng.

Chỉ sử dụng kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn. Nếu sử dụng kháng sinh thì cần uống đúng liều lượng, không tự ý ngưng hay bỏ thuốc để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh.

Ngoài ra, cần uống nhiều nước, xúc họng ngày 3-4 lần, có thể ngậm viên ngậm trị đau họng.

Khi viêm họng cấp bệnh nặng hoặc có biến chứng thì cần điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu viêm họng mạn tính tùy thuộc vào nguyên nhân cần điều trị thích hợp. Nếu không điều trị các nguyên nhân gây viêm họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA, hội chứng trào ngược… thì viêm họng sẽ dễ tái phát.

Điều trị triệu chứng bao gồm sử dụng thuốc để giảm đau, kháng viêm, súc họng, nhỏ mũi, rửa mũi, thuốc làm lỏng chất nhầy, thuốc chống dị ứng, thuốc giảm ho… Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi lối sống, môi trường sinh hoạt và làm việc nếu có thể để hạn chế viêm họng tái phát. Bổ sung thêm các vitamin để tăng cường sức khỏe như vitamin C, A, D.

Tóm lại. Viêm họng là vấn đề thường gặp, đối với trường hợp nhẹ, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp khắc phục được chứng bệnh này. Người bệnh cần súc miệng bằng nước muối ấm … giúp sát khuẩn, làm giảm cảm giác đau rát đồng thời có tác dụng làm sạch khoang miệng rất tốt. Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.

BS Nguyễn Thanh Huyền

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/viem-hong-khi-thoi-tiet-chuyen-mua-va-cac-bien-chung-co-the-gap-169230928110817451.htm