Viết tiếp câu chuyện về 'Người mẹ thứ 2' của những học trò nghèo xã Thạch Bình

Chúng tôi trở lại thăm cô giáo Nguyễn Thị Hạnh Nguyên, giáo viên Trường Tiểu học xã Thạch Bình (Nho Quan) sau hơn 1 năm cô 'nổi như cồn' do liên tục lên sóng truyền hình, xuất hiện trên báo chí Trung ương và địa phương về việc làm cao đẹp khi tự nguyện nấu bữa ăn trưa miễn phí cho vài chục học trò nghèo xã Thạch Bình. Vẫn nụ cười tươi rói, giọng nói khàn khàn đặc trưng của riêng cô, vẫn nguyên vẹn tình yêu thương, chia sẻ với học trò nghèo, bằng việc năm học 2019-2020 mới này tiếp tục thực hiện bữa ăn trưa miễn phí cho mấy chục học trò nghèo, ở xa trường từ lớp 4 đến lớp 9, 'đội' thêm lên đến gần chục em học sinh nữa.

Cô giáo Hạnh Nguyên chuẩn bị quà Trung thu cho các em học sinh. Ảnh: Minh Quang

Chia sẻ về cănnguyên khiến mình tự “ôm” thêm việc, thêm nhiều cái vất vả và tốn kém, thậm chícả những “lời ra tiếng vào” khi nhiều người chưa hiểu hết việc mình làm, côgiáo Nguyễn Thị Hạnh Nguyên cho biết: “Tôi học được ở Bác Hồ tình yêu thươngdành cho mọi người, “cho đi mà không cần nhận lại”, nên làm được gì có ích vàđem lại niềm vui cho các em học sinh là tôi làm, nhất là lại góp phần đầu tưcho cái “sự học” của con em vùng đồng bào dân tộc Mường thì tôi thấy thực sự ýnghĩa và đáng làm lắm chứ..”

Vậy là bền bỉ,đến năm nay là năm thứ 7, cô giáo Hạnh Nguyên bỏ công sức, tiền của của giađình nuôi cơm trưa miễn phí cho các em học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnhgia đình khó khăn, ở xa trường học được ăn bữa ăn trưa nóng sốt, ngon miệngngay tại nhà cô giáo ở gần trường, lấy sức tiếp tục cho buổi học chiều hôm ấy.“Năm nay tôi thấy lo hơn đây, có đến 42 học sinh đăng ký với cô được ăn cơmtrưa, nhiều hơn năm học trước gần chục cháu. Tất nhiên sẽ vất vả và tốn kém hơnrồi. Nhưng tôi phải cố gắng thôi, bởi không thể từ chối được những yêu cầu rấtchính đáng của bọn chúng (cô Nguyên thường thân mật nói về các học trò của mìnhnhư vậy). Rất may, năm nay tôi được chuyển về gần nhà, ngay tại khu trung tâmsau gần chục năm dạy ở khu lẻ tại thôn Quảng Mào cách xa nhà gần chục km. Tôisẽ cố gắng chăm lo đầy đủ cho bữa ăn của bọn chúng...” - Cô Hạnh Nguyên chobiết thêm.

Thạch Bình là xãcó diện tích lớn thứ 7 của tỉnh Ninh Bình, với trên 50% dân số là đồng bào dântộc Mường. Nơi đây có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong số 5 xã thuộc chương trình135 của huyện miền núi Nho Quan, đặc biệt là các thôn như: Đầm Rừng, Bãi Lóng,Quảng Mào..., không chỉ xa trung tâm xã hàng chục km, mà còn có đến gần 100%người dân là dân tộc Mường. Đời sống nhân dân khó khăn, trình độ dân trí cònhạn chế, việc học của con, em cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Trường học chưa cóbếp ăn bán trú, đa phần các em đi học phải mang theo cơm nắm hoặc ăn uống tạmbợ, qua loa, nên nhiều em gầy, yếu rất đáng thương. “Hình ảnh tác động mạnh vàgây xúc động cho tôi đến tận hôm nay, là cách đây khoảng 6 năm, tôi thường bắtgặp hình ảnh một số học sinh khá nhỏ bé so với lứa tuổi. Các em ngồi tại gốccây bàng dưới cái nắng gắt gao của buổi trưa mùa hè, một tay cầm nắm cơm trắnggói trong túi bóng, một tay cấu từng miếng cho vào miệng. Bữa trưa của các emấy chỉ có vậy, cơm không với vài hạt muối, vừa nguội ngắt vừa thiếu chất. Hìnhảnh đáng thương, tội nghiệp ấy đã thôi thúc tôi phải làm một việc gì đó giúpcác em học sinh nhà nghèo, ở xa có được bữa trưa no, đủ chất, đảm bảo sức khỏe,tình yêu thương để theo đuổi “cái chữ”...” – Cô giáo Hạnh Nguyên luôn nghẹnngào khi nói về kỷ niệm này và khi cô nêu suy nghĩ về việc nấu cơm trưa miễnphí cho các em học sinh thì không ngờ được chồng và các con hoàn toàn ủng hộ.

Vậy là hơn 6 nămnay, được sự chung tay, ủng hộ của chồng, vốn là một người lính đã nghỉ côngtác về địa phương, được anh đồng tình dành phần lương hưu từ hơn 6 triệu đồng,đến giờ là hơn 8 triệu đồng của mình cho việc mua gạo, thức ăn và phụ giúp nâúbữa trưa miễn phí cho trên dưới 30 học sinh nghèo, ở xa của trường Tiểu học vàTHCS trên địa bàn xã Thạch Bình. Nhữngngày hè là dịp nghỉ ngơi sau cả năm trời dạy học vất vả, nhưng cô giáo HạnhNguyên vẫn miệt mài dạy miễn phí cho học sinh trên địa bàn. Vợ chồng cô đã đâùtư gần 50 triệu đồng, mua bàn ghế, lắp đặt quạt mát, bảng viết, ri đô chenắng..., mỗi ngày tổ chức dạy từ 1-2 ca cho tất cả các học sinh có nhu cầu, từluyện chữ đẹp đến ôn tập văn hóa cho các em có học lực yếu; đồng thời dànhnhững phần quà như bút viết, sách vở, dụng cụ học tập thưởng cho các em chămhọc, tiến bộ, khiến em nào cũng cố gắng và yêuquý cô giáo Hạnh Nguyên.

Một ngày mới củacô Hạnh Nguyên bắt đầu từ lúc hơn 4 giờ sáng bằng việc lo việc nhà, chuẩn bịsẵn các loại thực phẩm cho bữa ăn trưa của các em học sinh, rồi mới đến trường.Kết thúc giờ dạy, cô lại tất tả về nhà, vội vàng nấu thức ăn trưa cho học trò(riêng nồi cơm điện công nghiệp cho mấy chục miệng ăn đã được cô cẩn thận cắmtừ sáng). Thực phẩm luôn được cô chuẩn bị trước, như đánh đụng cả đùi lợn, muavài cân cá, trăm quả trứng..., chất đầy trong tủ lạnh để chủ động việc chếbiến. Vài năm đầu thì có 4-5 học sinh, nhưng từ năm thứ 3 trở đi, luôn có từgần đến trên 20 học sinh và đến năm học này thì có đến trên dưới 40 học sinhcủa hai trường học trên địa bàn đăng ký được cô Hạnh Nguyên nấu cơm cho ăn. Côgiáo Hạnh Nguyên cũng cho biết, như một gia đình, lúc nào có tiền “rủng rỉnh”thì các con được ăn nhiều món, còn những khi ít tiền, thì chỉ cơm, canh và mónăn mặn, vậy mà lúc nào chúng cũng khen ngon và ăn thì “như tằm ăn rỗi”... Việclàm của cô giáo Hạnh Nguyên đã được lan tỏa, nhận được sự ủng hộ, động viên củanhiều người, như có mạnh thường quân tài trợ mỗi năm 4 tạ gạo và nhiều tổ chức,cá nhân thông qua cô để trao tặng sách vở, đồ dùng học tập, quần áo, bánhkẹo... cho các em học sinh nghèo, nhưng tuyệt nhiên cô không bao giờ nhận tiềnmặt.

Em Bùi Văn Minh,học sinh lớp 6B, trường THCS Thạch Bình, đã có 3 năm được ăn cơm trưa miễn phítại nhà cô giáo Hạnh Nguyên chia sẻ: Nhà cháu cách trường học gần chục km, buôỉsáng cháu phải đạp xe đi học từ lúc 5h30, đi qua quãng đường đồi núi rất vấtvả, buổi trưa nếu phải đạp xe về nhà ăn cơm xong đi học chiều thì không kịp giờvà rất là mệt. Rất may mấy năm nay, cháu được cô giáo Hạnh Nguyên cho ăn cơmtrưa miễn phí, được nghỉ ngơi tại nhà cô nên vừa đảm bảo sức khỏe, vừa vui vẻ,ấm cúng như một gia đình.

Gần 30 năm gắn bóvới nghề dạy học tại ngôi trường miền núi còn nhiều khó khăn, cô giáo HạnhNguyên luôn cố gắng chăm lo tốt nhất cho những học sinh của mình. Gần chục nămgiảng dạy tại điểm trường lẻ, hàng tháng, dù đồng lương ít ỏi nhưng cô luôntrích một số tiền để tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho hơn 80 học sinhtại điểm trường này, như tổ chức sinh nhật cho từng em, cắm trại dịp Tết Trungthu, lễ Giáng sinh, ngày Khai giảng năm học mới... với những phần quà nhỏ, cáctiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian, liên hoan bánh kẹo... giúp các em thêmvui vẻ, gần gũi, thân thiện với bạn bè, thầy cô. Nhiều năm liền, cô Hạnh Nguyênliên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ, là giáo viên dạy giỏi, có nhiều sáng kiến haytrong giảng dạy, được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp, các ngành.Gần đây nhất, cô giáo Nguyễn Thị Hạnh Nguyên vinh dự được Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo tặng Bằng khen do có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong năm học2017-2018; được UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phongtrào thi đua của tỉnh năm học 2018-2019; năm 2019, được UBND tỉnh tặng Bằngkhen đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chínhtrị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh”... Nhưng niềm vui sướng, hạnh phúc nhất của cô giáo Hạnh Nguyên là đượcnhiều học sinh gọi là “Mẹ” – Người mẹ thứ hai của các em. Trước đây, gia đìnhcô giáo Hạnh Nguyên còn nhận đỡ đầu và nuôi 2 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệtkhó khăn tại địa phương. Các em được nuôi ăn học cho đến khi tự lập được. Cònnhiều học sinh khác được “tiếp sức” đến trường, đã học xong THCS lên THPT hoặcđi làm ăn xa, nhưng vẫn thường xuyên gọi điện về và được “Mẹ Nguyên” động viên,chia sẻ về niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Cô giáo Nguyễn Thị Hạnh Nguyênxứng đáng là tấm gương sáng về đạo đức, tình yêu thương, sự tâm huyết với nghềnghiệp, để các đồng nghiệp, học sinh học tập và noi theo.

Hạnh Chi

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/viet-tiep-cau-chuyen-ve-nguoi-me-thu-2-cua-nhung-hoc-tro-ngheo-xa-thach-binh-20190906083528635p3c24.htm