VQG Cát Tiên tiếp nhận 18 con cheo cheo: Loài trong Sách Đỏ Việt Nam!

Hạt Kiểm lâm Đạ Tẻh đã bàn giao cho Vườn quốc gia Cát Tiên 18 cá thể cheo cheo Nam Dương. Ngay sau đó, chúng đã được thả về rừng. Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), cheo cheo Nam Dương được phân hạng VU (sẽ nguy cấp).

Vào chiều tối ngày 28/11, các kiểm lâm viên Hạt Kiểm lâm Đạ Tẻh đã chuyển 18 cá thể cheo cheo Nam Dương đến Vườn quốc gia Cát Tiên nhằm mục đích cứu hộ, tái thả.

Vào chiều tối ngày 28/11, các kiểm lâm viên Hạt Kiểm lâm Đạ Tẻh đã chuyển 18 cá thể cheo cheo Nam Dương đến Vườn quốc gia Cát Tiên nhằm mục đích cứu hộ, tái thả.

Những cá thể cheo cheo Nam Dương trên do UBND huyện Đạ Tẻh tịch thu từ các vụ săn bắt động vật rừng trái phép.

Những cá thể cheo cheo Nam Dương trên do UBND huyện Đạ Tẻh tịch thu từ các vụ săn bắt động vật rừng trái phép.

Sau đó, 18 cá thể cheo cheo Nam Dương được chuyển đến khu vực có sinh cảnh phù hợp thuộc địa phận Vườn quốc gia Cát Tiên để tái thả về môi trường tự nhiên.

Sau đó, 18 cá thể cheo cheo Nam Dương được chuyển đến khu vực có sinh cảnh phù hợp thuộc địa phận Vườn quốc gia Cát Tiên để tái thả về môi trường tự nhiên.

Cheo cheo Nam Dương có tên khoa học là Tragulus javanicus. Đây là loài thú móng guốc chẵn, kích thước nhỏ thuộc họ Cheo cheo, sinh sống chủ yếu dựa vào tầng rừng thấp.

Cheo cheo Nam Dương có tên khoa học là Tragulus javanicus. Đây là loài thú móng guốc chẵn, kích thước nhỏ thuộc họ Cheo cheo, sinh sống chủ yếu dựa vào tầng rừng thấp.

Loài cheo cheo Nam Dương phân bố nhiều ở các rừng thứ sinh, rừng cây bụi, các đồng cỏ trong rừng, rừng trồng ở Nam Á và Đông Nam Á.

Loài cheo cheo Nam Dương phân bố nhiều ở các rừng thứ sinh, rừng cây bụi, các đồng cỏ trong rừng, rừng trồng ở Nam Á và Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, cheo cheo Nam Dương từng được ghi nhận từ Lạng Sơn đến Tây Ninh. Tuy nhiên, hiện ở các tỉnh phía Bắc, chúng gần như bị tuyệt chủng.

Tại Việt Nam, cheo cheo Nam Dương từng được ghi nhận từ Lạng Sơn đến Tây Ninh. Tuy nhiên, hiện ở các tỉnh phía Bắc, chúng gần như bị tuyệt chủng.

Trong khi đó, tại các tỉnh phía Nam, số lượng cheo cheo Nam Dương sụt giảm đáng kể do diện tích rừng ngày càng thu hẹp.

Trong khi đó, tại các tỉnh phía Nam, số lượng cheo cheo Nam Dương sụt giảm đáng kể do diện tích rừng ngày càng thu hẹp.

Trong Sách đỏ Việt Nam (2007), cheo cheo Nam Dương được phân hạng VU (sẽ nguy cấp).

Trong Sách đỏ Việt Nam (2007), cheo cheo Nam Dương được phân hạng VU (sẽ nguy cấp).

Khi trưởng thành, mỗi cá thể cheo cheo Nam Dương có chiều dài thân khoảng 40 - 50 cm, trọng lượng trung bình 1,3 - 2,3 kg. Chúng không có tuyến trước ổ mắt, răng nanh mọc dài ngoài mép (ở con đực dài hơn con cái), thiếu răng cửa trên. Bốn chân của chúng rất mảnh và ngón thứ 3, 4 phát triển.

Khi trưởng thành, mỗi cá thể cheo cheo Nam Dương có chiều dài thân khoảng 40 - 50 cm, trọng lượng trung bình 1,3 - 2,3 kg. Chúng không có tuyến trước ổ mắt, răng nanh mọc dài ngoài mép (ở con đực dài hơn con cái), thiếu răng cửa trên. Bốn chân của chúng rất mảnh và ngón thứ 3, 4 phát triển.

Bộ lông của cheo cheo Nam Dương ngắn, mịn, màu nâu đỏ ở mặt trên nhạt dần ở hai bên, dọc giữa lưng đậm màu. Dọc gáy của chúng có vệt lông đen, dưới cằm và họng có hai vệt trắng chung gốc, một vệt dọc giữa tự do, lông đuôi xù.

Bộ lông của cheo cheo Nam Dương ngắn, mịn, màu nâu đỏ ở mặt trên nhạt dần ở hai bên, dọc giữa lưng đậm màu. Dọc gáy của chúng có vệt lông đen, dưới cằm và họng có hai vệt trắng chung gốc, một vệt dọc giữa tự do, lông đuôi xù.

Mời độc giả xem video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vqg-cat-tien-tiep-nhan-18-con-cheo-cheo-loai-trong-sach-do-viet-nam-1928127.html