Tại phần cuối cùng, chúng ta sẽ đến với thành tựu đáng tự hào nhất của lực lượng PLAAF Trung Quốc, chính là khi, lực lượng này đã có cho mình mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 “đóng mác” quốc gia là mẫu chiến đấu cơ J-20 Mighty Dragon, sánh ngang với các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới như Mỹ và Nga. Nguồn ảnh: Sino Defence.
Về mẫu tiêm kích J-20 được Trung Quốc ấp ủ, chúng được đánh giá rằng, nhiều khả năng là dựa tren những gì mà các hồ sơ về chương trình công nghệ tàng hình của Mỹ bị mất trước đây. Nguồn ảnh: russiadefence,net.
Thông tin về thông số của chúng thì chưa hoàn toàn chính thức và được Trung Quốc công bố rộng rãi, tuy nhiên, vẫn có thể dựa trên những số liệu mà Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc cung cấp về các tiêm kích J-20. Nguồn ảnh: Defence View.
Sơ lược, các tiêm kích này được cho là có thể mang tải trọng cất cánh tối đa lên tới 37 tấn, trong đó có thể bao gồm 11 tấn vũ khí các loại, bao gồm các tên lửa đối không tầm gần đến xa, các loại bom thông minh và cũng như các tên lửa chống bức xạ. Nguồn ảnh; roboeamrican.com.
Dàn vũ trang kể trên sẽ được phân bổ với một khoang kín giữa thân, cùng hai khoang bên cạnh, theo các đánh giá thì khoang giữa có thể chứa 4 tên lửa không đối không tầm xa, 2 khoang bên có thể là mỗi bên 1 quả tầm ngắn hơn, còn lại sẽ được chứa ở 4 trụ cứng dưới cánh mang thùng thả. Nguồn ảnh: Defence View.
Về tốc độ, chúng được trang bị bộ động cơ đôi (tuy chưa biết chắc là loại nào), nhưng theo các chuyên gia đánh giá sơ bộ, các chiến đấu cơ J-20 có thể sẽ đạt được vận tốc tối đa lên đến Mach 2, hoạt động bền bỉ trong phạm vi tới 5.500km, trần bay có thể lên đến 20.000m phục vụ. Nguồn ảnh: ubackground.com.
Ngoài mẫu tiêm kích trên, nói đến công nghệ tàng hình, Trung Quốc cũng đang có nhiều máy bay quân sự tàng hình đang được phát triển, ví dụ điển hình có thể kể đến loại máy bay ném bom tàng hình mang khả năng hạt nhân tối tân của nước này, chiếc oanh tạc cơ chiến lược H-20. Nguồn ảnh: defencehub.live.
Theo những gì được biết, sơ lược về khả năng của các máy bay H-20 này thì chúng có thể bay với tầm bay đạt đến 5.000 dặm, và mang tải trọng tới 10 tấn vũ khí. Nguồn ảnh: QQ.
Ngoài ra, còn có một chiến đấu cơ tàng hình khác được Trung Quốc phát triển hiện nay là các FC-31, chúng có thể sẽ là các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay tiếp theo của Trung Quốc để thay thế cho tiêm kích J-15 nặng nề. Nguồn ảnh: Sino Defence.
Trước đây vào tháng 10, cũng đã có một số hình ảnh liên quan đến chiếc tiêm kích hạm FC-31, cho thấy nó đang bay với thanh phóng máy bay đặc thù để sử dụng trong cất cánh và hạ cánh trên các hàng không mẫu hạm. Nguồn ảnh: radarmiliter.com.
Ngoài ra, có thông tin cho rằng, Trung Quốc đang dần phát triển các công nghệ và bộ kỹ năng khác, điều này cũng sẽ cho phép quốc gia này khai thác nhiều hơn các máy bay quân sự của mình, tạo một nền tảng chiến đấu trên không tốt hơn bao giờ hết. Nguồn ảnh: QQ.
Các chuyên gia cũng nhận định rằng, công nghệ - kỹ thuật của Trung Quốc cũng tiến bộ rất nhanh và rõ rệt, nước này thậm chí có thể giải quyết vấn đề động cơ trước đây gây cản trở cho các chiến đấu cơ của mình, và cho ra đời các loại tên lửa tân tiến đầy sức “hăm dọa”. Nguồn ảnh: Bloomberg.
Điều này cũng được chính Lầu Năm Góc của Mỹ nhận định rằng, nó sẽ đi kèm với khả năng Trung Quốc sẽ có thể rút ngắn thời gian đuổi kịp các nước phương Tây NATO một cách tối đa, phải cảnh giác một cách tối đa. Nguồn ảnh: Fox.
Và cũng có thể nói rằng, Không quân Trung Quốc đã thực sự có những bước tiến lớn, với số lượng thì không cần phải bàn đến vì sao quốc gia này là quốc gia sở hữu lực lượng hàng không lớn thứ 3 trên thế giới. Nguồn ảnh: Forreal.
Tuy nhiên, với những công nghệ mới và các nền tảng máy bay chiến đấu đang phát triển của mình, Trung Quốc sẽ cần nhiều thời gian, và có thể thấy rõ, các thế hệ máy bay chiến đấu cũ của họ thì chưa thực sự quá mạnh mẽ để có thể vươn lên trên bảng xếp hạng sức mạnh, hay chưa đủ độ “đáng sợ”. Nguồn ảnh: QQ.
Minh Hoàng