Xã Vân Sơn - điểm hẹn du lịch vùng cao

Được ví như 'chốn tiên cảnh vùng cao', xã Vân Sơn (Tân Lạc) thu hút khá đông du khách đến trải nghiệm, khám phá nhờ lợi thế cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành, nền văn hóa đặc sắc riêng có của đồng bào dân tộc Mường.

Your browser does not support the audio element.

 Homestay ở xóm Chiến, xã Vân Sơn (Tân Lạc) đón tiếp, phục vụ khách lưu trú trong những ngày trải nghiệm, khám phá du lịch vùng cao. Săn mây đang trở thành "hot trend”, "đặc sản” với các tín đồ du lịch hiện nay. Cách trung tâm huyện chừng hơn 20 km, du khách có thể bắt gặp và tìm thấy mây luồn khi leo lên các ngọn đồi ở xã vùng cao này. Theo kinh nghiệm của anh Bùi Văn Thường, người đam mê săn mây trên đỉnh Thung Mây thì có tới 3 điểm săn mây tại địa phương nằm trên các ngọn đồi Phòng không, đồi Châu và đồi Hồng Băng. Để không bỏ lỡ, 2 thời điểm dễ gặp được biển mây là sau khi trời mưa vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, khi nhiệt độ xuống thấp, mây hạ xuống, nắng lên, mây sẽ tan dần. Khoảng cuối tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau là mùa lý tưởng để du khách săn mây. Nếu có dịp lên đây vào thứ Ba hằng tuần, du khách sẽ có thêm trải nghiệm mới với phiên chợ vùng cao tại xóm trung tâm xã. Đây là điểm đến thú vị, giàu bản sắc, không chỉ là nơi bày bán, trao đổi hàng hóa, sản vật cả của miền xuôi và miền ngược, mà còn là điểm giao lưu, gặp gỡ, phô diễn nét văn hóa của đồng bào dân tộc Mường. Đang là mùa thu hoạch quýt ngọt, quýt cổ Nam Sơn, tỏi tía Bắc Sơn… Trên địa bàn xã có diện tích quýt trải rộng trên 180 ha, tỏi bản địa khoảng 8 ha. Các loại đặc sản này được mang ra chợ phiên để giới thiệu. Nếu khách ngỏ ý đến vườn thăm và trải nghiệm hái quả, bà con cũng rất sẵn lòng. Nơi đây còn có những hang động đẹp mời gọi bước chân du khách khám phá, gồm động Nam Sơn và hang núi Kiến. Động Nam Sơn nằm trong hệ sinh thái của khu vực rừng đệm vườn quốc gia Cúc Phương và Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, được công nhận di tích thắng cảnh quốc gia từ năm 2008. Động có hệ thống cột đá, nhũ đá, măng đá và rèm đá vô cùng đặc sắc. Hang núi Kiến cũng là một trong những hang động đẹp được công nhận di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Hang nằm trong hệ sinh thái đồi rừng và cảnh quan núi đá vôi trên tuyến đường thăm quan du lịch của huyện. Năm 2019, Quỹ Ôxtrâylia vì nhân dân châu Á và Thái Bình Dương (AOP) đã hỗ trợ triển khai dự án cải thiện sinh kế bền vững thông qua phát triển du lịch cộng đồng xóm Chiến. 3 hộtrong xóm đã triển khai mô hình lưu trú cho khách du lịch homestay. Đây là điều kiện quan trọng để xây dựng, hình thành tour du lịch vùng cao Vân Sơn 2 ngày 1 đêm. Theo đó, chương trình trải nghiệm bắt đầu từ cung đường đi qua núi Cột Cờ Mường Bi, ngắm cảnh sắc vùng cao kỳ vĩ với thác nước đổ, ruộng bậc thang, trước khi nghỉ ngơi, ăn trưa tại homestay. Tiếp đó là lịch trình đi thăm quan bản làng, chụp ảnh dưới núi Cô Tiên, thăm di tích lịch sử Đồn Bò, vui chơi, tắm mát tại mó nước thiên nhiên tận hưởng dòng nước mát mẻ vào mùa hè, ấm nóng vào mùa đông. Buổi tối, du khách thưởng thức ẩm thực và xem biểu diễn văn nghệ, tìm hiểu nghệ thuật văn hóa dân tộc Mường. Ngày thứ 2, khách sẽ thăm quan các hang động với điểm đến đầu tiên là động Nam Sơn, thăm mó cá thiên nhiên và hang núi Kiến trước khi kết thúc hành trình khám phá. Tuy giàu tiềm năng, lợi thế nhưng du lịch vùng cao Vân Sơn còn không ít khó khăn, trăn trở. Theo đồng chí Hà Văn Huê, Chủ tịch UBND xã, khó khăn lớn nhất là chưa thu hút được các nhà đầu tư nhằm phát huy nguồn lực, tạo việc làm, góp phần tiêu thụ nông sản. Vân Sơn vừa được quy hoạch là điểm du lịch của huyện, đang lập quy hoạch phát triển kinh tế vùng du lịch. Bên cạnh tài nguyên du lịch phong phú, không kém phần độc đáo, tại xã có 2 điểm xóm Lự, xóm Chiềng đã tiến hành khảo sát du lịch cộng đồng. Du lịch vùng cao của địa phương cũng được tăng cường giới thiệu, quảng bá tới du khách, đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân tham gia bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa trong tập quán sinh hoạt, nhất là lời ăn tiếng nói, trang phục. Bùi Minh

Homestay ở xóm Chiến, xã Vân Sơn (Tân Lạc) đón tiếp, phục vụ khách lưu trú trong những ngày trải nghiệm, khám phá du lịch vùng cao. Săn mây đang trở thành "hot trend”, "đặc sản” với các tín đồ du lịch hiện nay. Cách trung tâm huyện chừng hơn 20 km, du khách có thể bắt gặp và tìm thấy mây luồn khi leo lên các ngọn đồi ở xã vùng cao này. Theo kinh nghiệm của anh Bùi Văn Thường, người đam mê săn mây trên đỉnh Thung Mây thì có tới 3 điểm săn mây tại địa phương nằm trên các ngọn đồi Phòng không, đồi Châu và đồi Hồng Băng. Để không bỏ lỡ, 2 thời điểm dễ gặp được biển mây là sau khi trời mưa vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, khi nhiệt độ xuống thấp, mây hạ xuống, nắng lên, mây sẽ tan dần. Khoảng cuối tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau là mùa lý tưởng để du khách săn mây. Nếu có dịp lên đây vào thứ Ba hằng tuần, du khách sẽ có thêm trải nghiệm mới với phiên chợ vùng cao tại xóm trung tâm xã. Đây là điểm đến thú vị, giàu bản sắc, không chỉ là nơi bày bán, trao đổi hàng hóa, sản vật cả của miền xuôi và miền ngược, mà còn là điểm giao lưu, gặp gỡ, phô diễn nét văn hóa của đồng bào dân tộc Mường. Đang là mùa thu hoạch quýt ngọt, quýt cổ Nam Sơn, tỏi tía Bắc Sơn… Trên địa bàn xã có diện tích quýt trải rộng trên 180 ha, tỏi bản địa khoảng 8 ha. Các loại đặc sản này được mang ra chợ phiên để giới thiệu. Nếu khách ngỏ ý đến vườn thăm và trải nghiệm hái quả, bà con cũng rất sẵn lòng. Nơi đây còn có những hang động đẹp mời gọi bước chân du khách khám phá, gồm động Nam Sơn và hang núi Kiến. Động Nam Sơn nằm trong hệ sinh thái của khu vực rừng đệm vườn quốc gia Cúc Phương và Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, được công nhận di tích thắng cảnh quốc gia từ năm 2008. Động có hệ thống cột đá, nhũ đá, măng đá và rèm đá vô cùng đặc sắc. Hang núi Kiến cũng là một trong những hang động đẹp được công nhận di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Hang nằm trong hệ sinh thái đồi rừng và cảnh quan núi đá vôi trên tuyến đường thăm quan du lịch của huyện. Năm 2019, Quỹ Ôxtrâylia vì nhân dân châu Á và Thái Bình Dương (AOP) đã hỗ trợ triển khai dự án cải thiện sinh kế bền vững thông qua phát triển du lịch cộng đồng xóm Chiến. 3 hộtrong xóm đã triển khai mô hình lưu trú cho khách du lịch homestay. Đây là điều kiện quan trọng để xây dựng, hình thành tour du lịch vùng cao Vân Sơn 2 ngày 1 đêm. Theo đó, chương trình trải nghiệm bắt đầu từ cung đường đi qua núi Cột Cờ Mường Bi, ngắm cảnh sắc vùng cao kỳ vĩ với thác nước đổ, ruộng bậc thang, trước khi nghỉ ngơi, ăn trưa tại homestay. Tiếp đó là lịch trình đi thăm quan bản làng, chụp ảnh dưới núi Cô Tiên, thăm di tích lịch sử Đồn Bò, vui chơi, tắm mát tại mó nước thiên nhiên tận hưởng dòng nước mát mẻ vào mùa hè, ấm nóng vào mùa đông. Buổi tối, du khách thưởng thức ẩm thực và xem biểu diễn văn nghệ, tìm hiểu nghệ thuật văn hóa dân tộc Mường. Ngày thứ 2, khách sẽ thăm quan các hang động với điểm đến đầu tiên là động Nam Sơn, thăm mó cá thiên nhiên và hang núi Kiến trước khi kết thúc hành trình khám phá. Tuy giàu tiềm năng, lợi thế nhưng du lịch vùng cao Vân Sơn còn không ít khó khăn, trăn trở. Theo đồng chí Hà Văn Huê, Chủ tịch UBND xã, khó khăn lớn nhất là chưa thu hút được các nhà đầu tư nhằm phát huy nguồn lực, tạo việc làm, góp phần tiêu thụ nông sản. Vân Sơn vừa được quy hoạch là điểm du lịch của huyện, đang lập quy hoạch phát triển kinh tế vùng du lịch. Bên cạnh tài nguyên du lịch phong phú, không kém phần độc đáo, tại xã có 2 điểm xóm Lự, xóm Chiềng đã tiến hành khảo sát du lịch cộng đồng. Du lịch vùng cao của địa phương cũng được tăng cường giới thiệu, quảng bá tới du khách, đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân tham gia bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa trong tập quán sinh hoạt, nhất là lời ăn tiếng nói, trang phục. Bùi Minh

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/16/160852/xa-van-son-diem-hen-du-lich-vung-cao.htm