Xu hướng thanh toán ví điện tử hiện nay
Tại thị trường Mỹ, Paypal là ví điện tử lớn nhất và được sử dụng bởi đa số người dùng eBay (chiếm 70%) với 152 triệu tài khoản đăng ký ở 203 thị trường và có số lượng tăng trưởng giao dịch qua điện thoại khoảng 100% mỗi năm. Vị trí thứ 2, thứ 3 tại Mỹ là Google pay của hãng Google và Passbook của apple.
Tại Trung Quốc, ví điện tử Alipay thuộc Alibaba và WeChat Pay của Tencent ra đời cũng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thanh toán điện tử Alipay (53,7%) và WeChat Pay (38,8%).
Một xu hướng đã trở nên phổ phiến trong vài năm trở lại đây tại Trung Quốc là chỉ chấp nhận thanh toán qua smartphone và mã QR. Từ người bán hàng rong đến siêu thị đều từ chối tiền mặt và điều này đã góp phần hình thành nên một xã hội “không tiền mặt” khổng lồ ở đất nước tỷ dân.
Tại thị trường Việt Nam, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến nay đã có khoảng 30 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, chủ yếu là ví điện tử, ngay cả các ngân hàng thương mại cũng đua nhau ra ví điện tử tích hợp với ứng dụng của ngân hàng mình.
Dự báo đến năm 2020 ví điện tử sẽ đạt ngưỡng 10 triệu người dùng. Bảy tháng đầu năm 2019, số lượng giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động đạt gần 202 triệu giao dịch với giá trị giao dịch hơn 2,09 triệu tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng 3 con số trên 100% đạt được từ năm trước. Sự bùng nổ này khiến cuộc đua giữa các ví điện tử ngày một quyết liệt.
Một số ví điện tử phổ biến tại Việt Nam hiện nay như, MoMo có lợi thế với hệ sinh thái hơn 12 triệu người dùng, 12.000 đối tác, 100.000 điểm chấp nhận thanh toán, liên kết trực tiếp với 22 ngân hàng thương mại.
Payoo – một trong những đơn vị đầu tiên đi kết nối với các nhà cung cấp hóa đơn tiện ích, thanh toán không dùng tiền mặt QR code, contactless, mPOS… cho giao thông công cộng.
ViettelPay là một sản phẩm tài chính cá nhân dành cho mọi người, kể cả vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/xu-huong-thanh-toan-vi-dien-tu-hien-nay-562550.html