Xử lý hơn 2 nghìn trường hợp không đội mũ bảo hiểm

Trong gần hai tháng qua, năm tổ công tác của CATP đã xử lý gần 3.000 trường hợp vi phạm, trong đó chiếm hơn 80% là lỗi vi phạm mũ bảo hiểm.

Dù quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã có từ rất lâu, nhưng vẫn không khó để bắt gặp các trường hợp vi phạm trên đường hàng ngày.

Ghi nhận tại chốt xử lý vi phạm thuộc Phòng CSGT – CATP Hà Nội ở ngã tư Hàng Bài quận Hoàn Kiếm, Cchưa đầy 30 phút đã có đến gần 20 trường hợp vi phạm không đội mũ bảo hiểm bị phát hiện xử lý.

Và vẫn là những lý do vi phạm quen thuộc. Em Trần Gia Khôi, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm giải thích lý do vi phạm của mình: "Bình thường đi xa hay đi học em vẫn đội, nhưng nay đi mua đồ gần nên không đội."

Anh Nguyễn Viết Trường, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm thì cho hay: "Mình vừa gội đầu, tóc còn đang ướt, định ra đây chút nên không đội mũ, để khô tóc rồi đội".

Quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đã có từ rất lâu, nhưng vẫn không khó để bắt gặp các trường hợp vi phạm trên đường hàng ngày.

Quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đã có từ rất lâu, nhưng vẫn không khó để bắt gặp các trường hợp vi phạm trên đường hàng ngày.

Không thiếu lý do để đưa ra, nhưng vi phạm thì không thể bỏ qua. Hiện nay, trong khung giờ cao điểm, Phòng CSGT – CATP đã huy động năm tổ công tác đặc biệt tập trung xử lý quyết liệt các hành vi như: không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều…

"Giờ cao điểm người dân vi phạm nhiều, với tâm lý chủ quan rằng các lực lượng bận phân luồng không kiểm tra. Nhưng sau khi được tổ công tác xử lý nhắc nhở, người dân đã ủng hộ và chấp hành", Trung tá Nguyễn Hoàng Hải - Tổ trưởng tổ công tác số 2 nói.

Vẫn còn một bộ phận người dân thiếu ý thức, xem nhẹ việc chấp hành luật khi tham gia giao thông.

Vẫn còn một bộ phận người dân thiếu ý thức, xem nhẹ việc chấp hành luật khi tham gia giao thông.

Ra quân quyết liệt, xử lý nghiêm minh, chỉ trong gần hai tháng triển khai, năm tổ công tác đã xử lý gần 3.000 trường hợp vi phạm, trong đó chiếm hơn 80% là lỗi vi phạm mũ bảo hiểm.

Chế tài đã có, việc xử lý cũng được tập trung quyết liệt nhưng vẫn còn một bộ phận người dân thiếu ý thức, xem nhẹ việc chấp hành luật khi tham gia giao thông gây nguy hiểm cho mình và những người xung quanh.

Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng ngoài xử phạt hành chính cần phải có biện pháp bổ sung như tước GPLX hay tạm giữ phương tiện để nâng cao ý thức cho người dân.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/xu-ly-hon-2-nghin-truong-hop-khong-doi-mu-bao-hiem-249772.htm