Xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu mới chặt gốc rễ của tham nhũng

Theo số liệu từ báo cáo phòng, chống tham nhũng năm 2020 của Chính phủ, cả nước có 69 người đứng đầu và cấp phó bị xử lý kỷ luật (tăng 39 người so với năm 2019) và 12 người bị xử lý hình sự do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Đây là con số không nhỏ, phản ánh quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta trong thời gian qua.

Qua những con số này có thể thấy phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị mà trong đó, trước hết thuộc về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng phụ thuộc rất lớn vào vai trò, nhận thức, quan điểm, thái độ cũng như hành động của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của một cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Ở đây quan trọng là chúng ta phải tách bạch rõ việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng với xử lý trách nhiệm của người đứng đầu có hành vi tham nhũng để nâng cao tính hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng. Các cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng; tách bạch rõ việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng với xử lý trách nhiệm của người đứng đầu có hành vi tham nhũng nhằm tăng cường hiệu quả của biện pháp này.

Cùng với việc xử lý nghiêm người đứng đầu có hành vi tham nhũng và người đứng đầu để xảy ra các hành vi tham nhũng sẽ góp phần ngăn chặn từ gốc rễ nạn tham nhũng, nhất là “tham nhũng vặt” của một số cán bộ, nhân viên tại các cơ quan nhà nước. Vì vậy, cần phải kiên quyết xử lý và siết chặt trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra hiện tượng nhũng nhiễu, hành dân trong giải quyết công việc.

Lam Nguyễn

Nguồn Tuyên Quang: http://www.baotuyenquang.com.vn/chinh-tri/xay-dung-dang-nha-nuoc/xu-ly-nghiem-trach-nhiem-nguoi-dung-dau-moi-chat-goc-re-cua-tham-nhung-138727.html