Ý nghĩa ẩn sau gu thời trang năm 50s, 60s của phim Bridgerton

Bộ phim Bridgerton được chuyển thể từ tiểu thuyết bán chạy nhất của Julia Quinn, hiện đã thu hút hơn 63 triệu khán giả theo dõi trên Netflix.

Nội dung chính của ‘Bridgerton’ nói về mùa mai mối cho các tiểu thư ở thế kỷ trước. Tuy nhiên, gu thời trang thanh lịch, cổ điển của các nhân vật cũng nhận được sự chú ý không kém.

Lấy bối cảnh Regency London 1813 nhưng trang phục của ‘Bridgerton’ lại không dựa theo thời kỳ này. Nhà thiết kế trang phục Ellen Mirojnick đã tham khảo các bảng màu và thời trang những năm 1950 và 1960 để tạo hình cho nhân vật.

Bộ phim có tổng cộng 7.500 bộ quần áo được may đo tỉ mỉ và đều mang ý nghĩa sâu sắc đằng sau.

1. Có bảng màu riêng cho trang phục của từng gia đình trong phim

Màu sắc của quần áo thể hiện cá tính của mỗi gia đình. Thành viên trong gia đình Bridgertons được mặc màu xanh nhạt, xanh lá cây và bạc, thỉnh thoảng có màu hồng nhạt (váy của Eloise Bridgerton).

Những gam màu nhạt này tượng trưng cho đẳng cấp và địa vị của họ. Nhà thiết kế sản xuất Will Hughes-Jones nói rằng màu xanh phổ biến nhất mà gia đình Bridgertons mặc là Wedgwood Blue. Màu xanh lam này thường xuất hiện trên các món đồ sành sứ của Anh vào thời điểm đó. Nó củng cố thêm ý niệm về địa vị cao quý của gia đình.

Những gam màu nhạt này tượng trưng cho đẳng cấp và địa vị của họ. Nhà thiết kế sản xuất Will Hughes-Jones nói rằng màu xanh phổ biến nhất mà gia đình Bridgertons mặc là Wedgwood Blue. Màu xanh lam này thường xuất hiện trên các món đồ sành sứ của Anh vào thời điểm đó. Nó củng cố thêm ý niệm về địa vị cao quý của gia đình.

Mặt khác, gia đình Featheringtons được mặc các sắc thái tươi sáng của màu vàng, hồng, xanh lục cho thấy họ là nhà ‘giàu xổi’, không cùng đẳng cấp với tầng lớp thượng lưu.

Mặt khác, gia đình Featheringtons được mặc các sắc thái tươi sáng của màu vàng, hồng, xanh lục cho thấy họ là nhà ‘giàu xổi’, không cùng đẳng cấp với tầng lớp thượng lưu.

Màu sắc của gia đình Hastings là đỏ và vàng, giống mô tả trong cuốn sách ‘The Duke and I’ của Quinn. Là chàng trai có địa vị cao, được săn đón nhất mùa mai mối, Simon Basset thường mặc những màu sắc hoàng gia này. Anh cùng mặc nhiều quần áo màu đen tượng trưng cho quá khứ bất hạnh.

Màu sắc của gia đình Hastings là đỏ và vàng, giống mô tả trong cuốn sách ‘The Duke and I’ của Quinn. Là chàng trai có địa vị cao, được săn đón nhất mùa mai mối, Simon Basset thường mặc những màu sắc hoàng gia này. Anh cùng mặc nhiều quần áo màu đen tượng trưng cho quá khứ bất hạnh.

2. Sau khi kết hôn với Simon, màu sắc quần áo của Daphne được pha trộn giữa nhà mẹ đẻ và nhà chồng

Bằng cách trộn màu xanh (của nhà Bridgerton) với màu đỏ (của nhà Hastings), Daphne có quần áo màu tím. Trang phục mang màu sắc mới cho thấy Daphne bắt đầu xây dựng gia đình của riêng mình.

3. Đường viền cổ áo ẩn giấu sự gợi cảm và hứng khởi

Nhà thiết kế Mirojnick nói với Vogue rằng đường cổ áo được viền sẽ tạo sự gợi cảm (một cách tế nhị) cho các tiểu thư. Thay vì áo cổ lọ thêu ren hay đường cổ áo thẳng tắp, kiểu cổ áo hơi vòng cung sẽ giúp cho phái nữ trông thanh lịch mà vẫn quyến rũ.

4. Chiếc vòng cổ của Hoàng tử Fred

Trong tập bốn, Daphne đã chạy khỏi vũ hội để tháo chiếc vòng được tặng bởi Hoàng tử Friedrich. Có thể nói chiếc vòng này là đại diện của nhân vật Hoàng tử. Anh tặng cho cô chiếc vòng đắt giá để bắt đầu mối quan hệ nên khi nữ chính đã biết trái tim mình hướng về ai, ‘Hoàng tử’ bị vứt bỏ.

5. Kiểu tóc của Nữ hoàng Charlotte

Kiểu tóc xoăn xù được cho là hình ảnh tượng trưng cho xuất thân của Nữ hoàng Charlotte. Các nhà sử học tin rằng bà là nhân vật hoàng gia đa chủng tộc đầu tiên của nước Anh.

6. Những con ong thêu trên áo Benedict

Bộ phim không giải thích Edmund Bridgerton chết như thế nào, nhưng theo tiểu thuyết của Quinn, ông chết vì bị ong đốt. Cả cảnh mở đầu và kết thúc của phim đều được dùng hình ảnh của loài ong (hoặc hình ảnh tượng trưng các loại côn trùng). Trên áo của con trai trưởng nhà Bridgerton, Benedict Bridgerton cũng thêu họa tiết ong để tưởng nhớ đến người cha.

7. Những chiếc váy màu vàng của Penelope

Trước hết, màu vàng tượng trưng cho sự vui vẻ, lạc quan, ấm áp - tất cả đều mô tả con người Penelope trong những tập đầu tiên. Nhưng màu vàng cũng biểu thị sự thận trọng. Đó là dấu hiệu cho thấy các nhân vật và khán giả nên cảnh giác với Penelope. Cuối phim, Penelope chính là Lady Whistledown - người phụ nữ viết bài tiết lộ mọi bí mật về mùa mai mối. Rõ ràng là các nhân vật nên thận trọng với những gì họ đã nói với Penelope trong suốt chương trình.

8. Ý nghĩa của những chiếc lông vũ

Willen của trang Insider cho rằng lông chim gắn trên trang phục của phụ nữ và chiếc lông vũ trên tóc Daphne là một phép ẩn dụ cho việc phụ nữ bị giới hạn bởi các quy tắc của xã hội vào thế kỷ 19. Tại vũ hội được đặt tên là ‘The Bird Ball’, Daphne nhảy múa xung quanh một căn phòng đầy lồng chim, chim công và chim hót. Những con chim đại diện cho phụ nữ còn những chiếc lồng là quy tắc của xã hội. Trong tập 5, Eloise nói với Penelop: “Tớ chẳng hiểu nổi tại sao gắn lông vũ lên tóc lại là xu hướng thời trang. Tại sao phụ nữ lại nghĩ họ trông rất cuốn hút mà thực ra nhìn cứ như một con chim đang chồm hổm muốn nhận được sự chú ý của cánh đàn ông trong một nghi lễ kỳ quái nào đó?".

9. Cảm hứng từ chiếc áo ướt đẫm trong 'Kiêu hãnh và định kiến'

Người sáng tạo và dẫn chương trình Van Dusen nói với Los Angeles Times rằng bản chuyển thể năm 1995 của ‘Kiêu hãnh và định kiến’ đã truyền cảm hứng cho một số cảnh đặc sắc của ‘Bridgertons’. Lần tái hiện rõ ràng nhất là khi Daphne và Simon tổ chức tuần trăng mật ngoài trời mưa. Simon mặc một chiếc áo sơ mi trắng, giống Darcy trong Kiêu hãnh và định kiến’. Darcy bị ướt do nước hồ còn Simon là do trời mưa. Cả hai cảnh quay đều thể hiện sự thu hút thể xác lẫn nhau giữa nam nữ.

Minh Khuê-CTV

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/thoi-trang/y-nghia-an-sau-gu-thoi-trang-nam-50s-60s-cua-phim-bridgerton-20210109220538975.html