5 'thuyết âm mưu' đằng sau những câu chuyện cổ tích nổi tiếng
Những câu chuyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi người luôn gây tò mò bởi những giả thuyết thú vị. Hãy khám phá những góc nhìn khác của các câu chuyện cổ tích qua bài viết dưới đây.
1. Rapunzel là một bà mẹ đơn thân
Ảnh: BrightSide
Câu chuyện về nàng công chúa có mái tóc phép thuật đặc biệt đã thu hút rất nhiều người hâm mộ. Trong phim, cô bị phù thủy Gothel bắt cóc và hành trình giải cứu công chúa bắt đầu. Cuối cùng, cô tìm lại được thân phận và có cuộc sống hạnh phúc.
Thuyết âm mưu cho rằng diễn biến của câu chuyện không đơn giản như vậy. Hoàng tử ghé thăm tòa tháp của Rapunzel vài lần. Một thời gian sau, cô phát hiện mang thai và bà phù thủy đã cắt đi mái tóc của Rapunzel, bỏ lại cô một mình trong sa mạc. Rapunzel không bỏ cuộc, cô đã sinh ra một cặp song sinh và nuôi con một mình. Thời gian sau, hoàng tử cuối cùng đã tìm thấy mẹ con công chúa và từ đó họ sống hạnh phúc mãi mãi.
2. Bạch Tuyết bị mẹ bỏ rơi trong rừng
Ảnh: BrightSide
Trong câu chuyện kinh điển Bạch Tuyết và bảy chú lùn, người mẹ kế độc ác vì ghen tị với vẻ đẹp của nàng công chúa nên đã rắp tâm đưa nàng vào rừng sâu để sát hại. Tuy nhiên có những biến thể nói rằng Bạch Tuyết bị chính mẹ của mình bỏ rơi để tránh khỏi phiền phức.
Trở lại với cốt truyện quen thuộc, Walt Disney đã thay đổi một vài tình tiết câu chuyện. Trong phim hoạt hình, Bạch Tuyết tỉnh dậy sau nụ hôn của hoàng tử. Nhưng trong câu chuyện gốc, cô không tỉnh dậy sau nụ hôn mà miếng táo độc vô tình bị văng ra khi hoàng tử đưa cô đến nơi an nghỉ.
3. Mèo đi hia không đơn thuần là một con mèo
Ảnh: BrightSide
Nhà văn người Ý Giovanni Francesco Straparola là tác giả của Mèo đi hia nổi tiếng. Trong cốt truyện gốc, chú mèo đó là một nàng tiên biến thành, với sứ mệnh giúp chủ nhân có được gia sản của một lãnh chúa đã chết, giành được trái tim của công chúa và trở thành vua. Sau đó, Charles Perrault đã thay đổi ý tưởng, con mèo chỉ là một con mèo bình thường và không hề có sức mạnh ma thuật.
4. Alexander Volkov không ăn cắp ý tưởng của Phù thủy xứ Oz
Ảnh: BrightSide
Một số độc giả đã nhận thấy sự tương đồng giữa Phù thủy xứ Oz của Lyman Frank và câu chuyện của Alexander Volkov. Vậy ai là người đã đánh cắp ý tưởng?
Alexander Volkov vốn là một giáo viên toán người Nga trước khi quyết định học tiếng Anh. Để thực hành, anh bắt đầu dịch cuốn sách của Frank. Sau đó, ông đã viết nên tác phẩm của riêng mình bằng cách sáng tạo những chi tiết mới mẻ. 20 năm sau khi xuất bản cuốn sách đầu tiên, ông đã viết phần tiếp theo về nhân vật Ellie.
5. Giày của Cinderella vốn không được làm bằng thủy tinh
Ảnh: BrightSide
Hãy tìm hiểu những phiên bản đầu tiên của câu chuyện về nàng Lọ Lem, đôi giày đều có điểm chung là mấu chốt quan trọng của câu chuyện. Tại Trung Quốc, chiếc giày được làm bằng chỉ vàng. Trong truyện cổ Grimm, chiếc giày làm bằng lụa, bạc và vàng. Trong phiên bản ở Venice, đôi giày được làm từ kim cương. Cho đến phiên bản của Charles Perrault, đôi giày được làm bằng thủy tinh với thiết kế khá đơn giản.