7 loại nước uống giúp giảm cơn đau dạ dày ngay tức tại nhà
Khi bị đau dạ dày bạn nên dùng khoảng 2 thìa tinh bột nghệ và 1 thìa mật ong bỏ vào ly nước ấm, khuấy đều lên rồi uống.
Khi bị đau dạ dày, thay vì ôm bụng chịu đựng hay lạm dụng thuốc giảm đau, hãy áp dụng ngay những phương pháp giảm đau dạ dày “cấp tốc” dưới đây:
Nước gừng
Gừng có đặc tính chống viêm, giảm đau rất mạnh. Đặc biệt, giúp hạ huyết áp, cải thiện tình trạng tim đập nhanh, chống co giật. Gừng cũng được khuyến cáo là một trong những cách giảm đau dạ dày thức thì nhanh nhất.
Cách sử dụng:
Cách 1: Ngậm vài lát gừng tươi, cắn nhẹ cho dập rồi nuốt lấy nước.
Cách 2: Thả vài lát gừng vào tách nước nóng để uống.
Cách 3: Ép củ gừng tươi chắt lấy nước rồi pha với nước ấm, thêm mật ong rồi uống ngay.
Nếu không có củ gừng tươi thì có thể thay thế bằng trà gừng đóng gói sẵn, có bán tại nhà thuốc hoặc siêu thị, tác dụng cũng rất nhanh chóng.
Nghệ và mật ong
Nếu bạn hay gặp phải các triệu chứng của bệnh đau dạ dày thì nên chuẩn bị sẵn hai nguyên liệu này trong nhà. Mật ong chứa nhiều hoạt chất curcumin có khả năng làm lành vết thương, chống viêm sưng và trung hòa nồng độ axit. Còn mật ong chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp tăng khả năng chống chịu của dạ dày.
Khi bị đau dạ dày bạn nên dùng khoảng 2 thìa tinh bột nghệ và 1 thìa mật ong bỏ vào ly nước ấm. Khuấy đều lên rồi uống.
Tinh chất của hai nguyên liệu sẽ đi vào bên trong cơ thể, giúp làm dịu cơn đau trong chốc lát. Bạn cũng nên duy trì cách này sau mỗi bữa ăn để điều trị lâu dài.
Uống nước ấm làm nóng bụng
Cơ thể luôn cần nước để tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm một cách hiệu quả. Mất nước làm cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn, tăng các khả năng làm đau dạ dày. Đối với người trưởng thành, cung cấp đủ 2 lít nước tương đương 8 cốc nước mỗi ngày là điều rất cần thiết. Khi triệu chứng đau dạ dày xuất hiện, từ khi đau lâm râm, chúng ta có thể uống một ly nước ấm, ngồi tư thế thoải mái trên ghế có tựa và thư giãn, có thể điều hòa hơi thở để giảm cơn đau.
Nước muối
Một biện pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày đó là dùng nước muối ấm pha loãng. Nước muối có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn đường tiêu hóa, làm sạch đường ruột, giảm co thắt dạ dày từ đó khiến cho cơ đau biến mất.
Vì vậy, khi cơn đau dạ dày ập đến, đừng cố chịu đựng mà hãy pha ngay một cốc nước muối ấm, uống từng ngụm nhỏ, cơn đau sẽ từ từ tan biến.
Nước ép lá bạc hà
Bạn cũng có thể giảm ngay những cơn đau dạ dày bằng cách dùng lá bạc hà. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong lá bạc hà có nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng chống oxi hóa, đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Đồng thời, loại lá này cũng có tác dụng giảm đau bụng và khó tiêu hiệu quả.
Bạn có thể giảm đau bằng lá bạc hà theo cách sau:
Lấy một bó bạc hà rửa sạch rồi bỏ vào máy xay nhuyễn
Vắt phần lá đã xay để lấy nước cốt.
Dùng nước cốt để uống để làm dịu cơn đau.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, chống co thắt các cơ ở dạ dày.
Chuẩn bị: 10g hoa cúc khô và 30 ml mật ong.
Cho hoa cúc vào ấm và tráng qua một lần với nước sôi. Sau đó, thêm 1 lượng nước vừa đủ vào hãm trà 10-15 phút. Cuối cùng, chỉ việc gạn lấy nước trà pha chung với mật ong nhâm nhi rồi nuốt từ từ.
Nước cam thảo
Theo Đông Y, cam thảo có tính bình, vị ngọt, không độc. Vị thuốc có tác dụng giải độc, bổ tỳ, ích khí, nhuận phế, hoán cấp chỉ thống (giảm đau, giảm co thắt) nên được dùng để giảm đau dạ dày hiệu quả.
Y học hiện đại cũng cho biết, các thành phần của cam thảo có thể làm tăng nồng độ prostaglandin trong hệ tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết chất nhầy trong hệ tiêu hóa, đồng thời giúp sản sinh tế bào mới trong niêm mạc dạ dày. Chính vì những đặc tính trên mà bệnh nhân bị đau dạ dày có thể dùng cam thảo như một vị thuốc giảm đau an toàn và hiệu quả. Bạn có thể nhai một vài lát cam thảo hoặc uống nước cam thảo để giảm đau. Cách thực hiện nước cam thảo như sau:
Chuẩn bị: 2-3 g cam thảo
Cách thực hiện: Cho cam thảo vào ấm, cho thêm ba bát nước đem đun, khi nước sôi khoảng 5 phút là được. Chia phần nước trên uống 3 lần trong ngày, dùng khi còn ấm và uống mỗi khi lên cơn đau.