Ảnh ấn tượng (5-11/2): Ông Putin kể việc đề xuất Nga xích lại gần NATO, Ukraine sa thải Tổng tư lệnh VSU, Mỹ nói Israel phản ứng 'quá đáng' ở Dải Gaza

Xung đột Nga - Ukraine, ông Putin nói NATO từ chối Nga gia nhập, Dải Gaza bị tàn phá, Mỹ bình luận phản ứng của Israel, cháy rừng kinh hoàng ở Chile… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Nhà Vua Anh Charles III và Hoàng hậu Camilla rời Clarence House, London, một ngày sau khi có thông báo ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, ngày 6/2. (Nguồn: Reuters)

Nhà Vua Anh Charles III và Hoàng hậu Camilla rời Clarence House, London, một ngày sau khi có thông báo ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, ngày 6/2. (Nguồn: Reuters)

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 8/2. Ông Biden tuyên bố, phản ứng quân sự của Israel ở Dải Gaza đối với cuộc tấn công ngày 7/10/2023 do Hamas thực hiện là "quá đáng" và "cần phải chấm dứt". (Nguồn: AFP)

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 8/2. Ông Biden tuyên bố, phản ứng quân sự của Israel ở Dải Gaza đối với cuộc tấn công ngày 7/10/2023 do Hamas thực hiện là "quá đáng" và "cần phải chấm dứt". (Nguồn: AFP)

Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ Tucker Carlson, ngày 8/2. Ông Putin nói: Nếu Nga nhận được sự đồng ý với đề xuất gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và thấy được ý muốn chân thành của các đối tác thì quá trình xích lại gần nhau sẽ bắt đầu và việc gia nhập liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu có thể diễn ra. Tổng thống Putin nhắc lại việc ông từng đưa ra đề xuất để LB Nga gia nhập NATO, song liên minh quân sự này đã từ chối. Theo nhà lãnh đạo Nga, nguyên nhân là do lợi ích địa chính trị của tập thể phương Tây và thái độ của họ đối với các quốc gia khác. (Nguồn: Wion)

Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ Tucker Carlson, ngày 8/2. Ông Putin nói: Nếu Nga nhận được sự đồng ý với đề xuất gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và thấy được ý muốn chân thành của các đối tác thì quá trình xích lại gần nhau sẽ bắt đầu và việc gia nhập liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu có thể diễn ra. Tổng thống Putin nhắc lại việc ông từng đưa ra đề xuất để LB Nga gia nhập NATO, song liên minh quân sự này đã từ chối. Theo nhà lãnh đạo Nga, nguyên nhân là do lợi ích địa chính trị của tập thể phương Tây và thái độ của họ đối với các quốc gia khác. (Nguồn: Wion)

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đăng bức ảnh chụp cùng Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang (VSU) Valery Zaluzhny này khi tuyên bố cách chức vị tướng quân đội, ngày 8/2. Tổng thống Zelensky nêu rõ: "Tôi đã gặp Tướng Valery Zaluzhny. Tôi cảm ơn ông ấy vì 2 năm bảo vệ Ukraine". Trong khi đó, ông Zaluzhny cho biết đã có "cuộc nói chuyện quan trọng và nghiêm túc" với Tổng thống Zelensky và "Chúng tôi đã quyết định rằng chúng tôi cần thay đổi cách tiếp cận và chiến lược". (Nguồn: Reuters)

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đăng bức ảnh chụp cùng Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang (VSU) Valery Zaluzhny này khi tuyên bố cách chức vị tướng quân đội, ngày 8/2. Tổng thống Zelensky nêu rõ: "Tôi đã gặp Tướng Valery Zaluzhny. Tôi cảm ơn ông ấy vì 2 năm bảo vệ Ukraine". Trong khi đó, ông Zaluzhny cho biết đã có "cuộc nói chuyện quan trọng và nghiêm túc" với Tổng thống Zelensky và "Chúng tôi đã quyết định rằng chúng tôi cần thay đổi cách tiếp cận và chiến lược". (Nguồn: Reuters)

Quân nhân Ukraine kiểm tra kết nối bộ điều khiển với máy bay không người lái gần tiền tuyến ở miền Đông nước này trong cuộc xung đột với Nga, ngày 2/2. (Nguồn: Reuters)

Quân nhân Ukraine kiểm tra kết nối bộ điều khiển với máy bay không người lái gần tiền tuyến ở miền Đông nước này trong cuộc xung đột với Nga, ngày 2/2. (Nguồn: Reuters)

 Bức ảnh cho thấy khu vực Khan Yunis ở Dải Gaza bị tàn phá nặng nề, sau khi lực lượng Israel rút đi, ngày 2/2. Nơi đây đã nhiều tuần chứng kiến những vụ tấn công bằng tên lửa và bom đạn, trong bối cảnh giao tranh giữa Israel và lực lượng Hồi giáo Hamas diễn ra ác liệt từ tháng 10/2023. (Nguồn: Getty)

Bức ảnh cho thấy khu vực Khan Yunis ở Dải Gaza bị tàn phá nặng nề, sau khi lực lượng Israel rút đi, ngày 2/2. Nơi đây đã nhiều tuần chứng kiến những vụ tấn công bằng tên lửa và bom đạn, trong bối cảnh giao tranh giữa Israel và lực lượng Hồi giáo Hamas diễn ra ác liệt từ tháng 10/2023. (Nguồn: Getty)

Khói bốc lên trong một cuộc oanh tạc của Israel ở Rafah, Gaza. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu xác nhận rằng, Lực lượng phòng vệ nước này được chỉ thị bắt đầu các hoạt động ở thành phố phía Nam Gaza, nơi dân số đã tăng lên do hàng trăm nghìn người di cư tới. (Nguồn: Getty)

Khói bốc lên trong một cuộc oanh tạc của Israel ở Rafah, Gaza. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu xác nhận rằng, Lực lượng phòng vệ nước này được chỉ thị bắt đầu các hoạt động ở thành phố phía Nam Gaza, nơi dân số đã tăng lên do hàng trăm nghìn người di cư tới. (Nguồn: Getty)

Liên minh do Mỹ dẫn đầu tiến hành không kích vào các mục tiêu của nhóm Houthi ở Yemen, ngày 3/2 nhằm trả đũa các cuộc tấn công của lực lượng này nhằm vào tàu thương mại và tàu chiến của Mỹ ở Biển Đỏ. (Nguồn: Hải quân Mỹ)

Liên minh do Mỹ dẫn đầu tiến hành không kích vào các mục tiêu của nhóm Houthi ở Yemen, ngày 3/2 nhằm trả đũa các cuộc tấn công của lực lượng này nhằm vào tàu thương mại và tàu chiến của Mỹ ở Biển Đỏ. (Nguồn: Hải quân Mỹ)

Những người di cư giữa giá rét xếp hàng để Lực lượng tuần tra biên giới Mỹ xử lý sau khi vượt biên trái phép vào khu vực miền núi gần suối nước nóng Jacumba, California, Mỹ, ngày 2/2. (Nguồn: AP)

Những người di cư giữa giá rét xếp hàng để Lực lượng tuần tra biên giới Mỹ xử lý sau khi vượt biên trái phép vào khu vực miền núi gần suối nước nóng Jacumba, California, Mỹ, ngày 2/2. (Nguồn: AP)

Người dân đi ngang qua những chiếc lốp xe đang cháy trong cuộc biểu tình phản đối Thủ tướng Haiti Ariel Henry ở Port-au-Prince, Haiti, ngày 5/2. Tình trạng bất ổn tại nước này diễn ra ngày càng sâu sắc kể từ vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moïse năm 2021. (Nguồn: AP)

Người dân đi ngang qua những chiếc lốp xe đang cháy trong cuộc biểu tình phản đối Thủ tướng Haiti Ariel Henry ở Port-au-Prince, Haiti, ngày 5/2. Tình trạng bất ổn tại nước này diễn ra ngày càng sâu sắc kể từ vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moïse năm 2021. (Nguồn: AP)

 Mọi người chạy trốn khỏi lãnh thổ Masisi ở Sake, CHDC Congo sau cuộc đụng độ giữa phiến quân M23 và lực lượng chính phủ. Xung đột ngày càng gia tăng tại khu vực này khiến hàng chục người bị thương. (Nguồn: Getty)

Mọi người chạy trốn khỏi lãnh thổ Masisi ở Sake, CHDC Congo sau cuộc đụng độ giữa phiến quân M23 và lực lượng chính phủ. Xung đột ngày càng gia tăng tại khu vực này khiến hàng chục người bị thương. (Nguồn: Getty)

 Người đàn ông ở Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, ngồi trong nghĩa trang, ngày 6/2, tưởng nhớ người thân thiệt mạng trong trận động đất diễn ra hồi năm ngoái. Thiên tai kinh hoàng đã khiến hơn 50.000 người ở Thổ Nhĩ Kỳ và hàng nghìn người khác ở nước láng giềng Syria thiệt mạng. (Nguồn: Getty)

Người đàn ông ở Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, ngồi trong nghĩa trang, ngày 6/2, tưởng nhớ người thân thiệt mạng trong trận động đất diễn ra hồi năm ngoái. Thiên tai kinh hoàng đã khiến hơn 50.000 người ở Thổ Nhĩ Kỳ và hàng nghìn người khác ở nước láng giềng Syria thiệt mạng. (Nguồn: Getty)

 Hình ảnh chụp từ trên cao cho thấy trận cháy rừng bùng phát ở Vinã del Mar, Chile, ngày 3/2. Theo cơ quan thảm họa Liên hợp quốc, trận hỏa hoạn tàn phá phần lớn Chile tuần qua được cho là trận cháy rừng lớn nhất nhất trong lịch sử quốc gia Nam Mỹ. (Nguồn: Getty)

Hình ảnh chụp từ trên cao cho thấy trận cháy rừng bùng phát ở Vinã del Mar, Chile, ngày 3/2. Theo cơ quan thảm họa Liên hợp quốc, trận hỏa hoạn tàn phá phần lớn Chile tuần qua được cho là trận cháy rừng lớn nhất nhất trong lịch sử quốc gia Nam Mỹ. (Nguồn: Getty)

Dòng dung nham nóng đỏ chảy tràn qua con đường chính ở Grindavík, Iceland, sau khi ngọn núi lửa phun trào lần thứ 2 trong năm, ngày 8/2. (Nguồn: AP)

Dòng dung nham nóng đỏ chảy tràn qua con đường chính ở Grindavík, Iceland, sau khi ngọn núi lửa phun trào lần thứ 2 trong năm, ngày 8/2. (Nguồn: AP)

Các tín đồ Hồi giáo Kashmiri cầu nguyện khi vị linh mục đứng đầu trưng bày một di vật, được cho là sợi râu của Nhà tiên tri Mohammed, tại Đền Hazratbal ở Srinagar, Ấn Độ, ngày 8/2. (Nguồn: AP)

Các tín đồ Hồi giáo Kashmiri cầu nguyện khi vị linh mục đứng đầu trưng bày một di vật, được cho là sợi râu của Nhà tiên tri Mohammed, tại Đền Hazratbal ở Srinagar, Ấn Độ, ngày 8/2. (Nguồn: AP)

Những tín đồ Hồi giáo rời đi trên một con tàu đông đúc sau khi tham gia lễ cầu nguyện Akheri Munajat tại hội thánh Biswa Ijtema hằng năm ở Tongi, Bangladesh, ngày 4/2. (Nguồn: Getty)

Những tín đồ Hồi giáo rời đi trên một con tàu đông đúc sau khi tham gia lễ cầu nguyện Akheri Munajat tại hội thánh Biswa Ijtema hằng năm ở Tongi, Bangladesh, ngày 4/2. (Nguồn: Getty)

Ca sĩ Taylor Swift nhận giải Grammy Album của năm với album “Midnights”, ngày 4/2. Cô là nghệ sĩ đầu tiên 4 lần đoạt giải Album của năm. (Nguồn: Getty)

Ca sĩ Taylor Swift nhận giải Grammy Album của năm với album “Midnights”, ngày 4/2. Cô là nghệ sĩ đầu tiên 4 lần đoạt giải Album của năm. (Nguồn: Getty)

 Corina Mrazek Gonzalez trình diễn một thiết kế của Santi Castro, trước khi được tuyên bố là Nữ hoàng của Lễ hội hóa trang Santa Cruz de Tenerife 2024 trên đảo Tenerife thuộc Canary, Tây Ban Nha, ngày 7/2. Các ứng cử viên cho danh hiệu Nữ hoàng phải mặc những bộ trang phục cao hơn 5 mét và nặng hơn 80 kg. (Nguồn: Getty)

Corina Mrazek Gonzalez trình diễn một thiết kế của Santi Castro, trước khi được tuyên bố là Nữ hoàng của Lễ hội hóa trang Santa Cruz de Tenerife 2024 trên đảo Tenerife thuộc Canary, Tây Ban Nha, ngày 7/2. Các ứng cử viên cho danh hiệu Nữ hoàng phải mặc những bộ trang phục cao hơn 5 mét và nặng hơn 80 kg. (Nguồn: Getty)

Du khách trải nghiệm ảo ảnh tại Bảo tàng Thế giới tâm trí (World of Mind museum) ở Brussels, Bỉ, ngày 6/2. (Nguồn: Reuters)

Du khách trải nghiệm ảo ảnh tại Bảo tàng Thế giới tâm trí (World of Mind museum) ở Brussels, Bỉ, ngày 6/2. (Nguồn: Reuters)

 Màn trình diễn ánh sáng được tổ chức nhân dịp hội chợ mừng năm mới ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 4/2. Tuần qua, tại Trung Quốc và một số quốc gia Đông Á, người dân tưng bừng đón mừng Tết Nguyên đán 2024 với nhiều hoạt động truyền thống. (Nguồn: Getty)

Màn trình diễn ánh sáng được tổ chức nhân dịp hội chợ mừng năm mới ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 4/2. Tuần qua, tại Trung Quốc và một số quốc gia Đông Á, người dân tưng bừng đón mừng Tết Nguyên đán 2024 với nhiều hoạt động truyền thống. (Nguồn: Getty)

Những con ong thợ tụ tập tại tổ ở một nhà nuôi ong thuộc thành phố Kuwait, Kuwait, ngày 5/3. (Nguồn: Getty)

Những con ong thợ tụ tập tại tổ ở một nhà nuôi ong thuộc thành phố Kuwait, Kuwait, ngày 5/3. (Nguồn: Getty)

Con mèo giống Ba Tư Lily tại triển lãm mèo ở Walsall, Anh, ngày 3/2. (Nguồn: Getty)

Con mèo giống Ba Tư Lily tại triển lãm mèo ở Walsall, Anh, ngày 3/2. (Nguồn: Getty)

(theo CNN, Reuters, The Guardian...)

Dương Liễu

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/anh-an-tuong-5-112-ong-putin-ke-viec-de-xuat-nga-xich-lai-gan-nato-ukraine-sa-thai-tong-tu-lenh-vsu-my-noi-israel-phan-ung-qua-dang-o-dai-gaza-260662.html