Bánh chưng đen là loại bánh đặc trưng dịp Tết của dân tộc nào?

Bánh chưng là món ăn truyền thống của người Việt Nam, được ví như linh hồn của bữa cơm ngày Tết. Bên cạnh bánh chưng xanh, nhiều dân tộc còn sử dụng bánh chưng đen như một cách thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên trong dịp Tết.

1. Bánh chưng đen là ẩm thực trong dịp Tết Nguyên đán của dân tộc nào?

A.Tày

Đáp án: Bánh chưng đen là món ăn truyền thống của người dân tộc Tày ở Yên Bái. Tất cả nguyên liệu làm bánh đều được sản xuất tại địa phương, bao gồm lúa nếp nương, thịt lợn, đỗ xanh, tiêu và lá rừng.

B.Nùng

C.Dao

D.Mông

2. Bánh chưng đen truyền thống của người Tày có hình gì?

A.Hình vuông

B.Hình tam giác

C.Hình trụ

Đáp án: Bánh chưng đen có hình trụ tròn như bánh tét ở miền Nam. Vì vậy, có thể dễ dàng cắt bánh thành miếng vừa ăn lại đẹp mắt.

D.Hình đĩa tròn

3. Màu đen đặc biệt của loại bánh chưng này do đâu mà có?

A.Đỗ đen

B.Lá rừng

C.Tro

Đáp án: Màu đen của bánh chưng đen là do người Tày đốt thân cây muối rừng thành tro, vò kĩ, rây lấy phần mịn nhất rồi trộn với gạo nếp thơm.

D.Nhựa cây

4. Lý do cây muối được người dân tộc Tày chọn để tạo màu đen cho bánh chưng là?

A.Vì cây muối cho mùi thơm

B.Vì cây muối giúp bánh bảo quản lâu

C.Vì cây muối có vị mặn

Đáp án: Trước đây khi còn khó khăn, người Tày không có muối để ăn. Do vậy, họ thường phải đốt cây muối vì tro của cây có vị mặn. Thậm chí, họ còn chế tro cây muối thành một loại nước chấm.

D.Vì cây muối mọc nhiều

5. Bánh chưng đen được gói bằng loại lá gì?

A.Lá chuối

B.Lá dong

Đáp án: Bánh chưng đen cũng được gói bằng lá dong giống bánh chưng xanh. Hai chiếc lá dong sẽ đặt tráo đầu, rải một chén gạo ở dưới rồi thêm đỗ xanh, đặt miếng thịt lợn dài, thêm một lớp đỗ xanh, cuối cùng phủ lên trên một lớp gạo đen và gói lại. Khâu gói bánh thường thể hiện sự tỉ mỉ, khéo léo của người phụ nữ.

C.Lá mắc khén

D.Lá chà là

Trường Giang

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/trac-nghiem/banh-chung-den-la-loai-banh-dac-trung-dip-tet-cua-dan-toc-nao-610571.html