Bí ẩn về tiếng hú của loài chó sói Bắc Cực

So với tất cả các phân loài sói họ hàng, sói Bắc Cực có nhiều đặc điểm dị biệt, nổi bật nhất là khả năng chịu đựng được khí hậu khắc nghiệt của băng giá để sống sót...

Sói Bắc Cực (Canis lupus arctos) hay Sói trắng là một phân loài của sói xám (Canis lupus), một động vật có vú thuộc họ Chó. Chúng sinh sống ở vùng Quần đảo Bắc Cực Canada, một phần Alaska và khu vực Greenland nằm ở phía Bắc.

Sói Bắc Cực (Canis lupus arctos) hay Sói trắng là một phân loài của sói xám (Canis lupus), một động vật có vú thuộc họ Chó. Chúng sinh sống ở vùng Quần đảo Bắc Cực Canada, một phần Alaska và khu vực Greenland nằm ở phía Bắc.

Nơi ở của chúng là các hang hốc tự nhiên được chúng đào thêm thành hai ngăn, một nơi chứa thức ăn và một nơi làm chỗ ngủ cho các con non.

Nơi ở của chúng là các hang hốc tự nhiên được chúng đào thêm thành hai ngăn, một nơi chứa thức ăn và một nơi làm chỗ ngủ cho các con non.

So với tất cả các phân loài sói họ hàng, sói Bắc Cực có nhiều đặc điểm dị biệt, nổi bật nhất là khả năng chịu đựng được khí hậu khắc nghiệt của vùng cực.

So với tất cả các phân loài sói họ hàng, sói Bắc Cực có nhiều đặc điểm dị biệt, nổi bật nhất là khả năng chịu đựng được khí hậu khắc nghiệt của vùng cực.

Sói Bắc Cực sống sót ở những vùng băng giá với nhiệt độ trung bình là -30 độ C. Chúng có khả năng thích nghi với giá lạnh nhờ vào các lớp lông khác biệt, mồm, chân ngắn hơn, tai nhỏ hơn để giữ ấm hơn và cách nhiệt khỏi cái lạnh khắc nghiệt. Chúng có thể tồn tại từ 4 đến 5 tháng mà không cần ăn.

Sói Bắc Cực sống sót ở những vùng băng giá với nhiệt độ trung bình là -30 độ C. Chúng có khả năng thích nghi với giá lạnh nhờ vào các lớp lông khác biệt, mồm, chân ngắn hơn, tai nhỏ hơn để giữ ấm hơn và cách nhiệt khỏi cái lạnh khắc nghiệt. Chúng có thể tồn tại từ 4 đến 5 tháng mà không cần ăn.

Chó sói Bắc Cực thường di chuyển theo từng bầy từ 2-20 cá thể. Chúng sống trong các nhóm gia đình nhỏ: một cặp chó "cha-mẹ" cùng với đàn con. Cả cha lẫn mẹ đều cùng đi kiếm ăn và cùng chăm con.

Chó sói Bắc Cực thường di chuyển theo từng bầy từ 2-20 cá thể. Chúng sống trong các nhóm gia đình nhỏ: một cặp chó "cha-mẹ" cùng với đàn con. Cả cha lẫn mẹ đều cùng đi kiếm ăn và cùng chăm con.

Thai kỳ của sói Bắc Cực kéo dài chừng 63-75 ngày và chúng sinh nở vào khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6. Mỗi lứa sói mẹ sinh 2-3 con, mặc dù cũng có lứa sinh tới 12 con.

Thai kỳ của sói Bắc Cực kéo dài chừng 63-75 ngày và chúng sinh nở vào khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6. Mỗi lứa sói mẹ sinh 2-3 con, mặc dù cũng có lứa sinh tới 12 con.

Lý do cho việc sinh ít được cho là nguồn thức ăn ít ỏi ở vùng cực khiến sói Bắc Cực không thể duy trì quần thể đông đảo. Sói con mới sinh nặng chừng chừng 0,5 kg và chưa có khả năng nghe nhìn.

Lý do cho việc sinh ít được cho là nguồn thức ăn ít ỏi ở vùng cực khiến sói Bắc Cực không thể duy trì quần thể đông đảo. Sói con mới sinh nặng chừng chừng 0,5 kg và chưa có khả năng nghe nhìn.

Khi đủ lớn, các con non rời gia đình sống tự lập đồng thời tìm kiếm lãnh thổ cho riêng mình. Chúng sống đơn độc và né tránh các con sói khác cho đến khi chúng có thể tìm bạn "đời".

Khi đủ lớn, các con non rời gia đình sống tự lập đồng thời tìm kiếm lãnh thổ cho riêng mình. Chúng sống đơn độc và né tránh các con sói khác cho đến khi chúng có thể tìm bạn "đời".

Khi tìm được một vùng lãnh thổ ưng ý, sói Bắc Cực đánh dấu "phạm vi ảnh hưởng" bằng mùi của mình và sau đó chiêu dụ các con sói đơn độc khác vào sống chung trong lãnh thổ.

Khi tìm được một vùng lãnh thổ ưng ý, sói Bắc Cực đánh dấu "phạm vi ảnh hưởng" bằng mùi của mình và sau đó chiêu dụ các con sói đơn độc khác vào sống chung trong lãnh thổ.

Giống như các phân loài sói khác, sói Bắc Cực săn mồi theo nhóm, mục tiêu chủ yếu là tuần lộc và bò xạ, ngoài ra còn có thỏ Bắc Cực, hải cẩu, gà gô trắng xám đá, chuột lemmut và chim biển...

Giống như các phân loài sói khác, sói Bắc Cực săn mồi theo nhóm, mục tiêu chủ yếu là tuần lộc và bò xạ, ngoài ra còn có thỏ Bắc Cực, hải cẩu, gà gô trắng xám đá, chuột lemmut và chim biển...

Sói Bắc Cực gần như không bao giờ tấn công con người.

Sói Bắc Cực gần như không bao giờ tấn công con người.

Sói Bắc Cực có thể phân biệt giữa tiếng hú phòng thủ và tiếng xã hội. Tiếng hú nhằm mục đích liên lạc đường dài. Một tiếng hú phòng thủ được sử dụng để giữ hoặc gọi các thành viên trong đàn quay trở về và ngăn những kẻ xâm nhập tránh xa. Nó giúp những con sói Bắc Cực bảo vệ những con non chưa thể chạy trốn khỏi nguy hiểm.

Sói Bắc Cực có thể phân biệt giữa tiếng hú phòng thủ và tiếng xã hội. Tiếng hú nhằm mục đích liên lạc đường dài. Một tiếng hú phòng thủ được sử dụng để giữ hoặc gọi các thành viên trong đàn quay trở về và ngăn những kẻ xâm nhập tránh xa. Nó giúp những con sói Bắc Cực bảo vệ những con non chưa thể chạy trốn khỏi nguy hiểm.

Do nơi ở của sói Bắc Cực có điều kiện tự nhiên cực kì khắc nghiệt và cách rất xa nhau mà hiện nay có rất ít các nhà khoa học đủ khả năng nghiên cứu kỹ lưỡng về phân loài sói này. Chính vì thế mà đời sống của sói Bắc Cực vẫn còn hàm chứa nhiều bí ẩn.

Do nơi ở của sói Bắc Cực có điều kiện tự nhiên cực kì khắc nghiệt và cách rất xa nhau mà hiện nay có rất ít các nhà khoa học đủ khả năng nghiên cứu kỹ lưỡng về phân loài sói này. Chính vì thế mà đời sống của sói Bắc Cực vẫn còn hàm chứa nhiều bí ẩn.

Về mặt bảo tồn, trong hơn 30 phân loài sói được công nhận, sói Bắc Cực là loài duy nhất hiện nay chưa nằm trong tình trạng bị đe dọa, do nơi ở biệt lập và khắc nghiệt khiến chúng an toàn trước các mối đe dọa từ con người.

Về mặt bảo tồn, trong hơn 30 phân loài sói được công nhận, sói Bắc Cực là loài duy nhất hiện nay chưa nằm trong tình trạng bị đe dọa, do nơi ở biệt lập và khắc nghiệt khiến chúng an toàn trước các mối đe dọa từ con người.

Tuấn Lưu (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bi-an-ve-tieng-hu-cua-loai-cho-soi-bac-cuc-post592125.antd