Bờ rào đá – nét kiến trúc độc đáo của người Mông ở Hà Giang

Bờ rào đá được ví cho sự chu đáo của người đàn ông trong gia đình người Mông. Đây là một trong những nét kiến trúc độc đáo của đồng bào người dân tộc Mông sinh sống ở Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung và ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang nói riêng.

Bờ rào đá bên rừng trúc trăm năm tuổi ở xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang)

Sống trên đá, xây nhà bằng đá, đặc biệt là bờ rào đá là một trong những nét kiến trúc độc đáo của đồng bào người dân tộc Mông sinh sống ở Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung và ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang nói riêng.

Bờ rào đá ở thôn Há Dấu Cò, xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang).

Bờ rào đá của gia đình anh Vừ Mí Sử, thôn Cá Ha, xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang).

Tại đây, không ai biết bờ rào đá xuất hiện từ khi nào và cũng không ai biết cách học làm bờ rào đá từ đâu.

Bờ rào đá bao quanh nhà trình tường của đồng bào người Mông ở thôn Lũng Cẩm, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn (Hà Giang).

Bờ rào đá ở thôn Ca Ha, xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc (Hà Giang).

Bờ rào đá còn có thể được ví cho sự chu đáo của người đàn ông trong gia đình người Mông, bờ rào càng to, càng đẹp, càng vững chắc thì càng chứng tỏ người đàn ông trong gia đình đó càng chu đáo, là trụ cột giỏi của gia đình.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/bo-rao-da-net-kien-truc-doc-dao-cua-nguoi-mong-o-ha-giang-20200924175723532.htm