Các cá nhân, doanh nghiệp thương mại điện tử Hà Nội nộp ngân sách 1400 tỷ
Một năm dịch bệnh đã ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh doanh nhưng lại làm cho lĩnh vực thương mại điện tử tiến nhanh thêm một bước. Vì thế, không có gì đang ngạc nhiên khi năm nay Cục Thuế thành phố Hà Nội cho biết các cá nhân và doanh nghiệp làm trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMDT) đã đóng góp thu ngân sách khoảng 14.000 tỷ đồng.
Mặc dù là một năm với khó khăn đối với nên kinh tế cả nước nói chung và kinh tế Hà Nội nói riêng nhưng bằng nhưng biện pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn kịp thời cho các doanh nghiệp và người dân nên năm nay tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội do ngành thuế quản lý ước thực hiện 237.179 tỷ, đạt 109,3% dự toán pháp lệnh.
Cục thuế Hà Nội cho biết, trong những năm gần đây hiểu rõ sự thay đổi của các hình thức kinh doanh là cần thiết và sẽ dần thay thế các phương thức kinh doanh truyền thống nên cục chú trọng nắm bắt các phương thức kinh doanh này đặc biệt là các hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số để có những đề xuất về chính sách và phương pháp quản lý hiệu quả, qua đó mở rộng nguồn thu, chống xói mòn cơ sở thuế.
Cụ thể, Cục Thuế đã bám sát các nội dung chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, thành phố để triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Đó là: Nhận diện mô hình hoạt động, dòng tiền của các hoạt động thương mại điện tử để thực hiện phân loại các nhóm đối tượng quản lý và xác định biện pháp cụ thể đối với từng nhóm.
Nhận diện mô hình hoạt động, dòng tiền của các hoạt động thương mại điện tử để thực hiện phân loại các nhóm đối tượng quản lý và xác định biện pháp cụ thể đối với từng nhóm.
Cùng với đó, triển khai đồng bộ các phương án xây dựng cơ sở dữ liệu, phối hợp với các Ngân hàng, trung gian thanh toán, trung gian vận chuyển để thu thập cơ sở dữ liệu, thực hiện phân tích, phân loại người nộp thuế vào từng nhóm đối tượng để áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp.
Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với một số trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử trọng điểm lớn, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành như Sở Công thương, Phòng Cảnh sát kinh tế Hà Nội, Thanh tra giám sát ngân hàng để triển khai các công tác quản lý thuế trên địa bàn.
Theo Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội, những giải pháp trên đã giúp Cục Thuế TP Hà Nội quản lý chặt chẽ, đầy đủ đối tượng nộp thuế và góp phần tăng thu ngân sách khoảng 110 tỷ đồng.
Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội cho biết tính đến cuối năm nay, tổng số tiền thuế các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh tế số đã nộp vào ngân sách là gần 14.000 tỷ đồng, tương đương 6% tổng thu ngân sách và 10% thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Riêng với nhóm doanh nghiệp điều hành sàn giao dịch thương mại điện tử (Sendo, Lazada, Shoppe..), doanh nghiệp điều hành các app trung gian thanh toán, trung gian vận chuyển, Cục Thuế Hà Nội đã hoàn thành thanh kiểm tra tại 6 doanh nghiệp và truy thu, phạt 1,9 tỷ đồng, giảm lỗ 66 tỷ đồng.
Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội cho biết, trong năm 2022, Cục Thuế sẽ tiếp tục quản lý chặt chẽ, đánh giá kỹ lưỡng đối với hoạt động thương mại điện tử và kinh doanh dựa trên nền tảng số để có những đề xuất xây dựng chính sách phù hợp (về tỷ lệ thu, về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp); không ngừng cập nhật, hoàn thiện cơ sở dữ liệu (bao gồm tài khoản VNĐ, tài khoản ngoại tệ, dữ liệu thu thập từ các doanh nghiệp trung gian) đối với hoạt động này.