Các 'ông lớn' dầu khí vẫn siết chặt ngân sách đầu tư dù lợi nhuận đột biến
Năm 'ông lớn' dầu khí phương Tây gồm Shell, TotalEnergies, BP, Exxon Mobil và Chevron đang nắm giữ lượng tiền mặt khổng lồ nhờ kiếm được lợi nhuận đột biến trong quý vừa qua trong bối cảnh giá dầu tăng cao.
Tuy nhiên, thay vì đẩy mạnh đầu tư cho các dự án mới như các chu kỳ tăng giá dầu trước đây, họ dành phần lớn số tiền đó để tưởng thưởng cho cổ đông thông qua các quyết định tăng cổ tức và chương trình mua cổ phiếu quỹ. Chiến lược giữ kỷ luật ngân sách đầu tư của họ sẽ khiến thị trường năng lượng càng thắt chặt hơn trong những năm tới.
Dù thu về lợi nhuận khổngg lồ trong quý vừa qua, 5 “ông lớn” dầu khí phương Tây gồm Shell, TotalEnergies, BP, Exxon Mobil và Chevron vẫn không đầu tư mạnh cho các dự án phát triển dầu khí mới, đặc biệt là các dự án nước sâu. Ảnh: ReutersQuyết giữ kỷ luật chi tiêuTrong quý 1, lợi nhuận tổng cộng của Shell, TotalEnergies, BP, Exxon Mobil và Chevron đạt 36,6 tỉ đô la, tương đương 400 triệu đô la tiền mặt dôi dư mỗi ngày. Đó là dòng tiền tự do hàng quý lớn thứ hai trong lịch sử của họ, đủ để bù đắp cho hàng tỉ đô la bút toán giảm giá sổ sách đối với các tài sản mắc kẹt ở Nga.Các chu kỳ tăng giá bùng nổ trên thị trường dầu thường kích hoạt cuộc chạy đua tăng sản lượng nhưng lần này thì không. Tất cả 5 tập đoàn dầu khí nói trên đều tiếp tục kiểm soát chi tiêu chặt chẽ đồng thời cam kết sẽ duy trì kỷ luật ngân sách trong những năm tới, ngay cả khi giá dầu Brent neo trên mốc 100 đô la/thùng trong phần lớn các ngày giao dịch kể từ xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2.Với các giếng dầu suy giảm sản lượng mỗi năm và các dự án quy mô lớn mất ít nhất 5 năm phát triển trước khi đi vào khai thác, bất cứ sự chậm trễ nào trong việc mở rộng đầu tư hiện nay đều sẽ khiến các sản lượng dầu mới bị trì hoãn lâu hơn trong tương lai.Noah Barrett, nhà phân tích năng lượng tại Công ty quản lý đầu tư Janus Henderson, đang quản lý danh mục tài sản trị giá 361 tỉ đô la, cho biết: “Trong các chu kỳ giá dầu cao trước đây, các “ông lớn” dầu khí sẽ đầu tư mạnh mẽ vào các dự án nước sâu. Nhưng hiện nay, các dự án như vậy không được họ xem xét”.Lần cuối cùng giá dầu thô luôn ở mức trên 100 đô la/thùng là vào năm 2013, tổng chi tiêu đầu tư của Shell, TotalEnergies, BP, Exxon Mobil và Chevron là 158,7 tỉ đô la, gần gấp đôi con số họ đang chi tiêu hiện nay, theo dữ liệu của Bloomberg.“Giữ kỷ luật ngân sách là điều quan trọng”, Giám đốc điều hành Tập đoàn dầu khí BP (Anh), Bernard Looney, nói với các nhà phân tích hôm 3-5. BP nhấn mạnh sẽ không chi tiêu vượt ra ngoại kế hoạch chi tiêu 14-15 tỉ đô la đã đặt ra cho năm nay và cho biết trong trung hạn, mức chi tiêu sẽ tăng lên tối đa 16 tỉ đô la mỗi năm dù chi phí ở một số bộ phận kinh doanh của tập đoàn này đang tăng thêm 10%.Trong quý vừa qua, Shell, một tập đoàn dầu khí khác của Anh, ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục 9,1 tỉ đô la, cao gần gấp 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo thông báo kết quả kinh doanh hôm 5-5, Giám đốc tài chính Shell, Sinead Gorman, liên tục nhấn mạnh rằng Shell sẽ giữ mức chi tiêu trong phạm vi từ 23-27 tỉ đô la trong năm 2022 như kế hoạch đã đặt ra trước đó.Thay vì chi tiêu đầu tư cho các dự án mới, các “ông lớn” dầu khí chọn cách tưởng thưởng cho các cổ đông bằng cách tăng cổ tức và mua lại cổ phiếu trên sàn. Exxon, BP và TotalEnergies đều tăng mua cổ phiếu quỹ, trong khi đó, Chevron đã mua lượng cổ phiếu quỹ kỷ lục.Lo ngại rủi ro về biến đổi khí hậu và nhu cầu trong tương laiCó những lý do rõ ràng khiến các “ông lớn” dầu khí phương Tây không dám mạnh tay chi tiêu, bao gồm các lo ngại về xu hướng chính sách khí thải thắt chặt hơn để chống biến đổi khí hậu và sự không chắc chắn về nhu cầu dầu trong tương lai. Trong hai năm qua, các chính trị gia và các nhà hoạt động bảo vệ khí hậu gia tăng sức ép đối với ngành công nghiệp dầu khí, buộc họ các tập đoàn dầu mỏ lớn phải cam kết theo đuổi mục tiêu đưa khí thải carbon về mức zero ròng giữa thế kỷ này. BP và Shell đã tích cực định vị chiến lược rời xa dầu khí trong dài hạn. Bên cạnh đó, tất cả các ông lớn dầu khí đều chịu áp lực cải thiện lợi nhuận vốn suy giảm trong thập niên qua gia giá dầu thấp và chi phí tăng vọt.Nhà phân tích Jason Kenney ở Ngân hàng Banco Santander, cho biết: “Bất kỳ quyết định nào để tăng, hỗ trợ hoặc bổ sung các dự án hóa thạch mới ngày nay đều có thể gặp rủi ro về lợi nhuận trong vòng một vài năm. Biến đổi khí hậu, công nghệ xe điện và các chính sách phát triển nhanh chóng của các chính phủ về hạn chế khí thải nhà kinh là những rủi ro lớn đối với những quyết định đầu tư hàng tỉ đô la vào một dự án dầu khí mới”.Theo báo cáo của Diễn đàn Năng lượng quốc tế (IEF), tổng chi tiêu đầu tư toàn cầu cho mảng dầu khí thượng nguồn (thăm dò và khai thác) suy giảm 30% trong năm 2020. Năm ngoái, mức chi tiêu này đạt 341 tỉ đô la, thấp hơn 23% so với các mức bình thường trước đại dịch Covid-19.Joseph McMonigle, Tổng thư ký IEF cảnh báo: “Hai năm liên tiếp giảm đầu tư mạnh và đột ngột trong lĩnh vực phát triển dầu khí là tiền đề để dẫn đến giá dầu cả cao hơn và biến động vào cuối thập kỷ này”.Gần đây, Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã chỉ trích các công ty dầu khí không tái đầu tư lợi nhuận để tăng thêm sản lượng dầu thô, giúp kiểm soát giá nhiên liệu. Một số nhà chính trị ở Mỹ và châu Âu đã kêu gọi đánh thuế vào khoản lợi nhuận đột biến của các công ty dầu khí và sử dụng khoản thuế đó để trợ giá năng lượng cho người tiêu dùng.Thực tế thì một số “ông lớn” dầu khí vẫn tăng đầu tư nhưng họ chỉ tập trung vào các dự án có lợi nhuận cao, rủi ro thấp, chẳng hạn như các dự án dầu đá phiến trên đất liền hoăc mở rộng các mỏ dầu xa bờ hiện hành. Chẳng hạn, Exxon Mobil và Chevron đang đầu tư mạnh để tăng sản lượng ở vùng bồn chảo Permian, nơi có trữ lượng dầu đá phiến lớn nhất Mỹ. Tuy nhiên, tăng trưởng sản lượng dầu ở vùng bồn chảo Permian chỉ đủ bù đắp cho sản lượng dầu suy giảm ở những những dự án khác trên toàn cầu của hai tập đoàn dầu khí nay. Tính tổng cộng, trong năm nay, Exxon Mobil và Chevron sẽ chi tiêu mua cổ phiếu quỹ và trả cổ tức lớn hơn mức đầu tư cho sản xuất của họ.Theo Bloomberg
Chánh Tài