Cận cảnh 2 cây cầu sắt trăm tuổi ở TPHCM vẫn 'gồng mình' hoạt động

Dù là đường giúp giảm tải cho quốc lộ 50, hướng về miền Tây nhưng đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè, TPHCM) cũng như một số cầu đường trên tuyến chưa được đầu tư đúng tầm. Trong đó, 2 cây cầu sắt trên đường là Rạch Tôm và Rạch Dơi dù đã xuống cấp nhưng vẫn chưa được xây cầu mới thay thế.

Vị trí cầu Rạch Tôm và Rạch Dơi ở huyện Nhà Bè, TPHCM.

Vị trí cầu Rạch Tôm và Rạch Dơi ở huyện Nhà Bè, TPHCM.

Cầu Rạch Tôm chỉ rộng khoảng 4m nên xe máy và ôtô phải canh từng centimet để tránh va quẹt. Do mặt cầu hẹp nên ôtô qua cầu luôn phiên theo đèn tín hiệu ở 2 đầu và cũng bị hạn chế qua cầu trong 2 khung giờ 6:00 - 8:00 và 16:00 - 18:00. Cầu cũng cấm xe có tải trọng trên 3,5 tấn.

Cầu Rạch Tôm chỉ rộng khoảng 4m nên xe máy và ôtô phải canh từng centimet để tránh va quẹt. Do mặt cầu hẹp nên ôtô qua cầu luôn phiên theo đèn tín hiệu ở 2 đầu và cũng bị hạn chế qua cầu trong 2 khung giờ 6:00 - 8:00 và 16:00 - 18:00. Cầu cũng cấm xe có tải trọng trên 3,5 tấn.

Dù là cây cầu nhỏ hẹp, xuống cấp nhưng đây là đường đi chính của hàng ngàn hộ dân ở ấp 4, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè để vào trung tâm thành phố. Nếu không qua cầu này thì người dân phải đi đường vòng khoảng 14km, xa hơn đường qua cầu hơn 6km.

Dù là cây cầu nhỏ hẹp, xuống cấp nhưng đây là đường đi chính của hàng ngàn hộ dân ở ấp 4, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè để vào trung tâm thành phố. Nếu không qua cầu này thì người dân phải đi đường vòng khoảng 14km, xa hơn đường qua cầu hơn 6km.

Chị Trúc Phương, người dân ở xã Nhơn Đức, cho biết với những người có tay lái yếu như chị thì việc đi lại qua cầu mỗi ngày là nỗi ám ảnh. "Nhiều lúc mình bị xe lớn đi ngược chiều ép sát vào thành cầu. Hôm nào trời mưa thì mặt cầu trơn tuột", chị Phương chia sẻ.

Chị Trúc Phương, người dân ở xã Nhơn Đức, cho biết với những người có tay lái yếu như chị thì việc đi lại qua cầu mỗi ngày là nỗi ám ảnh. "Nhiều lúc mình bị xe lớn đi ngược chiều ép sát vào thành cầu. Hôm nào trời mưa thì mặt cầu trơn tuột", chị Phương chia sẻ.

Cầu đã hơn 50 năm tuổi nên các trụ cầu được chính quyền gia cố bằng khung thép để tăng khả năng chịu lực. Không chỉ là sự hạn chế về đường bộ trong khu vực mà cầu Rạch Tôm còn gây khó khăn cho tàu, thuyền đi trên sông vì tĩnh không thuyền quá thấp.

Cầu đã hơn 50 năm tuổi nên các trụ cầu được chính quyền gia cố bằng khung thép để tăng khả năng chịu lực. Không chỉ là sự hạn chế về đường bộ trong khu vực mà cầu Rạch Tôm còn gây khó khăn cho tàu, thuyền đi trên sông vì tĩnh không thuyền quá thấp.

Dự án cầu Rạch Tôm được Sở GTVT TPHCM phê duyệt năm 2019 với tổng mức đầu tư gần 497 tỉ đồng. Tổng chiều dài dự án hơn 683m, trong đó cầu dài 171m, rộng 15m và đường dẫn dài hơn 512m, rộng 29m. Tuy nhiên, dự án chưa triển khai do chưa được bố trí đủ vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 (chỉ được bố trí 1 tỉ đồng) và không được bố trí vốn năm 2022 và 2023. Hiện Sở GTVT TPHCM đã đề xuất bố trí cho dự án cầu Rạch Tôm khoảng 260 tỉ đồng giai đoạn 2024 - 2025 để giải phóng mặt bằng, sau đó triển khai thi công, hoàn thành thông xe cuối năm 2026.

Dự án cầu Rạch Tôm được Sở GTVT TPHCM phê duyệt năm 2019 với tổng mức đầu tư gần 497 tỉ đồng. Tổng chiều dài dự án hơn 683m, trong đó cầu dài 171m, rộng 15m và đường dẫn dài hơn 512m, rộng 29m. Tuy nhiên, dự án chưa triển khai do chưa được bố trí đủ vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 (chỉ được bố trí 1 tỉ đồng) và không được bố trí vốn năm 2022 và 2023. Hiện Sở GTVT TPHCM đã đề xuất bố trí cho dự án cầu Rạch Tôm khoảng 260 tỉ đồng giai đoạn 2024 - 2025 để giải phóng mặt bằng, sau đó triển khai thi công, hoàn thành thông xe cuối năm 2026.

Cách đó khoảng 3km, cầu Rạch Dơi cũng nằm trên đường Lê Văn Lương nối Nhà Bè, TPHCM với Cần Giuộc, Long An cũng có tuổi đời trên 50 năm tuổi và đã xuống cấp nặng.

Cách đó khoảng 3km, cầu Rạch Dơi cũng nằm trên đường Lê Văn Lương nối Nhà Bè, TPHCM với Cần Giuộc, Long An cũng có tuổi đời trên 50 năm tuổi và đã xuống cấp nặng.

Một số bộ phần của cầu hoen rỉ sau hàng chục năm sử dụng. Xe tải cũng bị cấm đi qua do cầu không bảo đảm khả năng chịu lực.

Một số bộ phần của cầu hoen rỉ sau hàng chục năm sử dụng. Xe tải cũng bị cấm đi qua do cầu không bảo đảm khả năng chịu lực.

Chủ trương xây cầu Rạch Dơi mới đã được HĐND TPHCM thông qua từ năm 2016, nhưng chưa triển khai do TPHCM chưa cân đối được nguồn vốn.

Chủ trương xây cầu Rạch Dơi mới đã được HĐND TPHCM thông qua từ năm 2016, nhưng chưa triển khai do TPHCM chưa cân đối được nguồn vốn.

Mới đây, Sở GTVT TPHCM đề xuất UBND TPHCM đưa dự án xây dựng mới cầu Rạch Dơi vào kế hoạch ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2030. Cầu mới dài khoảng 452m, rộng 15m (phần đường dẫn khoảng 300m, rộng 29m). Trong tổng mức đầu tư dự án đoạn qua TPHCM, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 265 tỉ đồng. Riêng đoạn qua tỉnh Long An khoảng 85 tỉ đồng, sẽ do địa phương này thực hiện.

Mới đây, Sở GTVT TPHCM đề xuất UBND TPHCM đưa dự án xây dựng mới cầu Rạch Dơi vào kế hoạch ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2030. Cầu mới dài khoảng 452m, rộng 15m (phần đường dẫn khoảng 300m, rộng 29m). Trong tổng mức đầu tư dự án đoạn qua TPHCM, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 265 tỉ đồng. Riêng đoạn qua tỉnh Long An khoảng 85 tỉ đồng, sẽ do địa phương này thực hiện.

Sở GTVT TPHCM đề xuất UBND TPHCM giao nhiệm vụ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án để triển khai các bước tiếp theo. Dự kiến cầu Rạch Dơi sẽ hoàn thành, thông xe năm 2028.

Sở GTVT TPHCM đề xuất UBND TPHCM giao nhiệm vụ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án để triển khai các bước tiếp theo. Dự kiến cầu Rạch Dơi sẽ hoàn thành, thông xe năm 2028.

Đồng Nai

Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/can-canh-2-cay-cau-sat-tram-tuoi-o-tphcm-van-gong-minh-hoat-dong/