Cận cảnh loạt trụ sở cơ quan huyện chênh vênh dưới chân núi lở ở Quảng Ngãi

Cả 5 trụ sở cơ quan hành chính huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi nằm ngay dưới ngọn núi lở khiến các cán bộ làm việc ở đây nơm nớp lo sợ khi mưa lớn.

Đợt mưa lũ cuối tháng 10, vệt bùn non vẫn còn chưa dọn xong thì đợt mưa mới đã ập tới khiến ngọn núi phía sau 5 trụ sở các cơ quan hành chính của huyện Sơn Tây đứng trước nguy cơ sạt lở.

Đợt mưa lũ cuối tháng 10, vệt bùn non vẫn còn chưa dọn xong thì đợt mưa mới đã ập tới khiến ngọn núi phía sau 5 trụ sở các cơ quan hành chính của huyện Sơn Tây đứng trước nguy cơ sạt lở.

Ghi nhận của PV ngày 5/11, các điểm sạt lở nằm cách trụ sở chưa đầy 70m, phần lớn vách núi đều mất chân do trước đây địa phương này khoét núi lấy mặt bằng thi công trụ sở làm việc.

Ghi nhận của PV ngày 5/11, các điểm sạt lở nằm cách trụ sở chưa đầy 70m, phần lớn vách núi đều mất chân do trước đây địa phương này khoét núi lấy mặt bằng thi công trụ sở làm việc.

Trụ sở Liên đoàn Lao động huyện Sơn Tây nằm ngay dưới chân miệng núi lở. Các cán bộ, nhân viên làm việc ở đây cho biết, rất lo sợ, mỗi lần thấy mưa lớn, cán bộ lại "ngó trời, canh đất", vừa làm việc vừa sẵn sàng rời khỏi trụ sở nếu mưa quá to.

Trụ sở Liên đoàn Lao động huyện Sơn Tây nằm ngay dưới chân miệng núi lở. Các cán bộ, nhân viên làm việc ở đây cho biết, rất lo sợ, mỗi lần thấy mưa lớn, cán bộ lại "ngó trời, canh đất", vừa làm việc vừa sẵn sàng rời khỏi trụ sở nếu mưa quá to.

Cạnh đó, trụ sở của Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Phòng Tài chính - Kế hoạch và Nhà công vụ huyện Sơn Tây cũng nằm trong diện sạt lở bất cứ lúc nào. Cán bộ các đơn vị này cũng nơm nớp với ngọn núi phía sau trụ sở.

Cạnh đó, trụ sở của Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Phòng Tài chính - Kế hoạch và Nhà công vụ huyện Sơn Tây cũng nằm trong diện sạt lở bất cứ lúc nào. Cán bộ các đơn vị này cũng nơm nớp với ngọn núi phía sau trụ sở.

Một cán bộ công tác tại đây cho biết, dọc các ngọn núi sau lưng có hàng trăm vị trí nguy cơ sạt lớn nhỏ chi chít dọc theo sườn núi. Nhiều vị trí sạt lở lâu năm đã ổn định địa chất, cây cối mọc um tùm. "Sạt riết rồi cũng ổn định thôi. Ở đây năm nào chả sạt, chúng tôi cũng quen rồi, chỉ là mới đây sạt lở ở các tỉnh phía Bắc khốc liệt quá nên đâm lo", anh cán bộ này nói.

Một cán bộ công tác tại đây cho biết, dọc các ngọn núi sau lưng có hàng trăm vị trí nguy cơ sạt lớn nhỏ chi chít dọc theo sườn núi. Nhiều vị trí sạt lở lâu năm đã ổn định địa chất, cây cối mọc um tùm. "Sạt riết rồi cũng ổn định thôi. Ở đây năm nào chả sạt, chúng tôi cũng quen rồi, chỉ là mới đây sạt lở ở các tỉnh phía Bắc khốc liệt quá nên đâm lo", anh cán bộ này nói.

Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Sơn Tây cho biết tình trạng sạt lở ở khu vực này diễn ra trong thời gian dài. UBND huyện từng chi 10 tỷ đồng để chống sạt lở, song nền địa chất mới, yếu nên công trình chống sạt lở, tạo mái cơ hạ độ cao, thu nước chỉ chống chọi được vài mùa mưa đã không chịu nổi.

Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Sơn Tây cho biết tình trạng sạt lở ở khu vực này diễn ra trong thời gian dài. UBND huyện từng chi 10 tỷ đồng để chống sạt lở, song nền địa chất mới, yếu nên công trình chống sạt lở, tạo mái cơ hạ độ cao, thu nước chỉ chống chọi được vài mùa mưa đã không chịu nổi.

Mái kè chống sạt lở, rảnh bê tông thoát nước… được xây dựng trước đây bị sạt lở phá nát.

Mái kè chống sạt lở, rảnh bê tông thoát nước… được xây dựng trước đây bị sạt lở phá nát.

Trước đó vào mùa mưa lũ năm 2023, tình trạng sạt lở từng xảy ra, đất đá làm hư hỏng toàn bộ hệ thống tường rào các cơ quan, bùn đất tràn vào bên trong phòng làm việc.

Trước đó vào mùa mưa lũ năm 2023, tình trạng sạt lở từng xảy ra, đất đá làm hư hỏng toàn bộ hệ thống tường rào các cơ quan, bùn đất tràn vào bên trong phòng làm việc.

Theo lãnh đạo UBND huyện Sơn Tây, việc chống sạt lở bằng mái bê tông là không hiệu quả, tiêu tốn ngân sách lớn. Thay vì vậy, UBND huyện đã xây dựng phương án phòng chống thiên tai. Khi có mưa lớn tất cả cán bộ của năm đơn vị di chuyển về UBND huyện cũ làm việc.

Theo lãnh đạo UBND huyện Sơn Tây, việc chống sạt lở bằng mái bê tông là không hiệu quả, tiêu tốn ngân sách lớn. Thay vì vậy, UBND huyện đã xây dựng phương án phòng chống thiên tai. Khi có mưa lớn tất cả cán bộ của năm đơn vị di chuyển về UBND huyện cũ làm việc.

Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây Nguyễn Ngọc Trân cho biết, trong thời điểm dự báo mưa to kéo dài liên tục nhiều ngày, huyện đã chỉ đạo các đơn vị cử cán bộ túc trực, kiểm tra liên tục. Nếu phát hiện bất thường sẽ xử lý ngay. Trong đó, khẩn trương di dời người và tài sản đến nơi an toàn.

Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây Nguyễn Ngọc Trân cho biết, trong thời điểm dự báo mưa to kéo dài liên tục nhiều ngày, huyện đã chỉ đạo các đơn vị cử cán bộ túc trực, kiểm tra liên tục. Nếu phát hiện bất thường sẽ xử lý ngay. Trong đó, khẩn trương di dời người và tài sản đến nơi an toàn.

Cũng theo ông Trân, địa phương là huyện miền núi, rất khó tìm vị trí bằng phẳng bố trí quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, trụ sở làm việc. Qua tính toán, huyện chấp nhận chủ động di dời khi có mưa lớn sẽ hiệu quả hơn. Bởi có kè chống sạt lở, mùa mưa vẫn nơm nớp mỗi khi làm việc

Cũng theo ông Trân, địa phương là huyện miền núi, rất khó tìm vị trí bằng phẳng bố trí quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, trụ sở làm việc. Qua tính toán, huyện chấp nhận chủ động di dời khi có mưa lớn sẽ hiệu quả hơn. Bởi có kè chống sạt lở, mùa mưa vẫn nơm nớp mỗi khi làm việc

Lê Đức

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/can-canh-loat-tru-so-co-quan-huyen-chenh-venh-duoi-chan-nui-lo-o-quang-ngai-192241105165028607.htm