Căn nhà cổ hơn 130 tuổi của gia đình 6 thế hệ người Hoa ở TP.HCM

Được xây dựng từ những năm 1890, căn nhà của gia đình anh Dương Ký (quận 5) là một trong số công trình kiến trúc cổ còn giữ được nét nguyên bản của người Hoa khu vực Chợ Lớn.

 Căn nhà số 45 đường Gò Công (phường 13, quận 5, TP.HCM) là nơi sinh sống của hơn 20 thành viên đại gia đình người gốc Hoa. Đây cũng là công trình trăm tuổi hiếm hoi ở khu vực Chợ Lớn xưa còn giữ được nét nguyên bản.

Căn nhà số 45 đường Gò Công (phường 13, quận 5, TP.HCM) là nơi sinh sống của hơn 20 thành viên đại gia đình người gốc Hoa. Đây cũng là công trình trăm tuổi hiếm hoi ở khu vực Chợ Lớn xưa còn giữ được nét nguyên bản.

 Anh Dương Ký (52 tuổi), một thành viên gia đình còn sống tại đây, nói với Zing căn nhà được xây vào khoảng những năm 1890, từ thời ông cố của anh, đến nay đã hơn 130 tuổi. “Hồi bé, tôi được người lớn trong gia đình kể chuyện về lịch sử căn nhà, nhưng cũng không nắm hết. Giờ tiền bối đã mất hết, thế hệ sau ít người còn nhớ được”, anh kể.

Anh Dương Ký (52 tuổi), một thành viên gia đình còn sống tại đây, nói với Zing căn nhà được xây vào khoảng những năm 1890, từ thời ông cố của anh, đến nay đã hơn 130 tuổi. “Hồi bé, tôi được người lớn trong gia đình kể chuyện về lịch sử căn nhà, nhưng cũng không nắm hết. Giờ tiền bối đã mất hết, thế hệ sau ít người còn nhớ được”, anh kể.

 Nhà được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 500 m2, theo kiến trúc kiểu Pháp, kết cấu gồm tầng trệt, một lầu và khu vực sân trước (rộng khoảng 50 m2). Theo anh Ký, truyền thống của người Hoa xưa luôn mong muốn con cháu sống chung thành một đại gia đình, nên nhà cũng được xây rất rộng.

Nhà được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 500 m2, theo kiến trúc kiểu Pháp, kết cấu gồm tầng trệt, một lầu và khu vực sân trước (rộng khoảng 50 m2). Theo anh Ký, truyền thống của người Hoa xưa luôn mong muốn con cháu sống chung thành một đại gia đình, nên nhà cũng được xây rất rộng.

 Căn nhà cổ mang đậm hơi thở trong phong cách nhà ở của người Hoa khu vực Chợ Lớn, với lối bày trí đặc trưng.

Căn nhà cổ mang đậm hơi thở trong phong cách nhà ở của người Hoa khu vực Chợ Lớn, với lối bày trí đặc trưng.

 Một góc tiền sảnh, nơi đặt bàn thờ cúng tổ tiên, trước đây cũng là khu vực sinh hoạt chung của cả gia đình và tổ chức các sự kiện lớn như ngày giỗ, hội họp, tiếp khách. Anh Ký kể thời kỳ hưng thịnh, trong nhà có nhiều nội thất sang trọng, khu vực lối đi từ cửa vào tiền sảnh còn được trải thảm nhung đỏ. Bây giờ, đây đã trở thành khu vực để xe.

Một góc tiền sảnh, nơi đặt bàn thờ cúng tổ tiên, trước đây cũng là khu vực sinh hoạt chung của cả gia đình và tổ chức các sự kiện lớn như ngày giỗ, hội họp, tiếp khách. Anh Ký kể thời kỳ hưng thịnh, trong nhà có nhiều nội thất sang trọng, khu vực lối đi từ cửa vào tiền sảnh còn được trải thảm nhung đỏ. Bây giờ, đây đã trở thành khu vực để xe.

 Từ cửa chính bước vào, có thể nhìn thấy lối đi dài khoảng 40 m, dẫn thẳng tới các gian nhà sau. Hai bên lối đi sắp xếp đan xen các phòng ở, khu vực bếp và nhà vệ sinh. Giữa nhà có giếng trời, được thiết kế để lấy ánh sáng và lưu thông không khí bên trong.

Từ cửa chính bước vào, có thể nhìn thấy lối đi dài khoảng 40 m, dẫn thẳng tới các gian nhà sau. Hai bên lối đi sắp xếp đan xen các phòng ở, khu vực bếp và nhà vệ sinh. Giữa nhà có giếng trời, được thiết kế để lấy ánh sáng và lưu thông không khí bên trong.

 Trải qua hơn trăm năm, nhiều kết cấu gỗ trong nhà đã có dấu hiệu hư hại, mục nát. Những tấm ván của cầu thang gỗ dẫn lên tầng trên ọp ẹp và bong tróc.

Trải qua hơn trăm năm, nhiều kết cấu gỗ trong nhà đã có dấu hiệu hư hại, mục nát. Những tấm ván của cầu thang gỗ dẫn lên tầng trên ọp ẹp và bong tróc.

 Anh Ký cho biết cách đây ít năm, một phần mái nhà bằng gỗ bất ngờ đổ sập do mối mọt ăn, may mắn lần đó không có ai bị thương. Gia đình đã phải vay mượn tiền để lợp tôn, đảm bảo an toàn. “Nhà xuống cấp nên chúng tôi cũng nơm nớp lo sợ, nhưng không có cách nào khác ngoài gia cố từng phần khi có hỏng hóc”, anh nói.

Anh Ký cho biết cách đây ít năm, một phần mái nhà bằng gỗ bất ngờ đổ sập do mối mọt ăn, may mắn lần đó không có ai bị thương. Gia đình đã phải vay mượn tiền để lợp tôn, đảm bảo an toàn. “Nhà xuống cấp nên chúng tôi cũng nơm nớp lo sợ, nhưng không có cách nào khác ngoài gia cố từng phần khi có hỏng hóc”, anh nói.

 Khi mới xây dựng, công trình không có nhà vệ sinh. Các toilet trong nhà được xây cách đây khoảng 70-80 năm.

Khi mới xây dựng, công trình không có nhà vệ sinh. Các toilet trong nhà được xây cách đây khoảng 70-80 năm.

 Một vài câu liễn đối dán trên tường nhà đã phai màu theo thời gian.

Một vài câu liễn đối dán trên tường nhà đã phai màu theo thời gian.

 Tầng trên chia thành 4 phòng ngủ và khu vực ban công ngoài trời, nay đã được lợp mái tôn. Ban công rộng rãi được bố trí bếp và 2 nhà vệ sinh. Anh Ký chỉ cho phóng viên những phần nền của tầng trên đã phải cải tạo vì xuống cấp.

Tầng trên chia thành 4 phòng ngủ và khu vực ban công ngoài trời, nay đã được lợp mái tôn. Ban công rộng rãi được bố trí bếp và 2 nhà vệ sinh. Anh Ký chỉ cho phóng viên những phần nền của tầng trên đã phải cải tạo vì xuống cấp.

 Anh Ký chia sẻ nhiều đồ nội thất gắn liền với căn nhà ngày trước đã bị mất hoặc bán đi. Hiện tại, chỉ còn một số món đồ có tuổi đời vài chục năm như những bức ảnh kỷ niệm, kệ, tủ... được tập kết ở khu vực lầu một.

Anh Ký chia sẻ nhiều đồ nội thất gắn liền với căn nhà ngày trước đã bị mất hoặc bán đi. Hiện tại, chỉ còn một số món đồ có tuổi đời vài chục năm như những bức ảnh kỷ niệm, kệ, tủ... được tập kết ở khu vực lầu một.

 Một trong 4 căn phòng ngủ được xây thêm trên lầu một hiện nay là nơi ở của mẹ ruột anh Ký. Bà đã ngoài 90 tuổi và cũng có gần 70 năm sinh sống trong ngôi nhà này.

Một trong 4 căn phòng ngủ được xây thêm trên lầu một hiện nay là nơi ở của mẹ ruột anh Ký. Bà đã ngoài 90 tuổi và cũng có gần 70 năm sinh sống trong ngôi nhà này.

 Căn nhà đã phải trải qua hai giai đoạn đại trùng tu vì hỏng hóc, mọi người trong gia đình cũng xây thêm một số căn phòng nhỏ để ở riêng, phù hợp với nhu cầu sinh hoạt.

Căn nhà đã phải trải qua hai giai đoạn đại trùng tu vì hỏng hóc, mọi người trong gia đình cũng xây thêm một số căn phòng nhỏ để ở riêng, phù hợp với nhu cầu sinh hoạt.

 Anh Ký cho hay có nhiều khách du lịch, chủ yếu là người nước ngoài, thấy ấn tượng với nét cổ xưa của căn nhà khi đi qua. Một số người còn ghé vào hỏi chuyện và xin chụp ảnh để lưu giữ lại khoảnh khắc đặc biệt. Họ nói rằng mặt tiền căn nhà với lối kiến trúc kiểu Pháp xưa là điểm nhấn khiến họ thích thú.

Anh Ký cho hay có nhiều khách du lịch, chủ yếu là người nước ngoài, thấy ấn tượng với nét cổ xưa của căn nhà khi đi qua. Một số người còn ghé vào hỏi chuyện và xin chụp ảnh để lưu giữ lại khoảnh khắc đặc biệt. Họ nói rằng mặt tiền căn nhà với lối kiến trúc kiểu Pháp xưa là điểm nhấn khiến họ thích thú.

Duy Hiệu - Đào Phương

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/can-nha-co-hon-130-tuoi-cua-gia-dinh-6-the-he-nguoi-hoa-o-tphcm-post1420302.html