Cảnh giác thủ đoạn giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản dịp giáp Tết

Tháng 8/2021, Công an huyện Đà Bắc nhận được thông tin từ cán bộ phụ trách công tác đảm bảo nội vụ cơ quan Huyện ủy, về việc một đối tượng dùng số điện thoại 08288xxx45 gọi điện xưng là cán bộ công an yêu cầu đơn vị làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy, mua chứng chỉ PCCC... Sau khi chuyển thông tin đến lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh hầu như không liên lạc được. Với phương thức, thủ đoạn này, nhiều người dân, doanh nghiệp đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng.

Your browser does not support the audio element.

 Cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh) phát tờ rơi, tài liệu tuyên truyền phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm cho người dân thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc). Mới đây, ngày 11/1, tại xã Phú Thành (Lạc Thủy), sau khi nhận được tin báo của người dân, lực lượng Công an xã đã phối hợp đội chức năng Công an huyện phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng là Trần Quang Thắng (SN 1965) và Trần Đại Nghĩa (SN 1995), cùng trú tại thành phố Tuyên Quang (Tuyên Quang) giả danh công an kiểm tra công tác chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, thu 4 triệu đồng của 3 hộ làm nghề chế tác đá cảnh tại thôn Sỏi. Tại cơ quan Công an, các đối tượng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Theo Thượng tá Nguyễn Văn Vận, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra vụ việc một số đối tượng giả danh công an để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Trong đó có vụ việc đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Đa phần đối tượng thực hiện hành vi bằng phương thức, thủ đoạn gọi điện thoại đe dọa, gây cho bị hại sự hoang mang nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, việc điều tra, xác minh, xử lý gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, nhiều người cho rằng số tiền bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt không lớn, chỉ từ vài trăm nghìn đến 1 - 2 triệu đồng nên không trình báo cơ quan Công an. Hơn nữa, các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo thường có địa chỉ cư trú ở các địa phương ngoài tỉnh; số điện thoại dùng để liên lạc thường là sim rác, chỉ liên lạc theo chiều gọi đi nên khi gọi lại để xác minh không được. Đối tượng bị lừa đảo thường là hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, hay những người cao tuổi dễ bị mất cảnh giác. Đáng nói, các đối tượng thường lựa chọn thời điểm cuối năm hoặc dịp giáp Tết Nguyên đán để thực hiện hành vi. Xuất phát từ thực tế trên, để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các đối tượng mạo danh cán bộ Công an để thực hiện hành vi lừa đảo, theo Thượng tá Nguyễn Văn Vận, ngoài việc đẩy mạnh tấn công trấn áp tội phạm, lực lượng Công an các cấp, nhất là Công an xã cần chủ động bám nắm địa bàn, phát động sâu rộng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc huy động sự vào cuộc, tham gia tích cực, hiệu quả của quần chúng nhân dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm. Kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật; báo cáo lực lượng chức năng khi đối tượng có hoạt động, dấu hiệu, hành động khả nghi. Tiếp tục tăng cường tuyên truyền sâu rộng về phương thức, thủ đoạn lừa đảo thường sử dụng để người dân nâng cao ý thức cảnh giác, đề phòng trước những đối tượng, thông tin có nhiều nghi vấn. Đồng thời khuyến cáo người dân, cơ sở, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khi nhận được cuộc điện thoại yêu cầu chuyển tiền không rõ ràng hoặc nghi ngờ bị lừa đảo... cần thông báo, cung cấp thông tin cho lực lượng chức năng Công an huyện, Công an các xã, thị trấn để xác minh, xử lý theo quy định pháp luật. Mạnh Hùng

Cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh) phát tờ rơi, tài liệu tuyên truyền phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm cho người dân thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc). Mới đây, ngày 11/1, tại xã Phú Thành (Lạc Thủy), sau khi nhận được tin báo của người dân, lực lượng Công an xã đã phối hợp đội chức năng Công an huyện phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng là Trần Quang Thắng (SN 1965) và Trần Đại Nghĩa (SN 1995), cùng trú tại thành phố Tuyên Quang (Tuyên Quang) giả danh công an kiểm tra công tác chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, thu 4 triệu đồng của 3 hộ làm nghề chế tác đá cảnh tại thôn Sỏi. Tại cơ quan Công an, các đối tượng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Theo Thượng tá Nguyễn Văn Vận, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra vụ việc một số đối tượng giả danh công an để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Trong đó có vụ việc đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Đa phần đối tượng thực hiện hành vi bằng phương thức, thủ đoạn gọi điện thoại đe dọa, gây cho bị hại sự hoang mang nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, việc điều tra, xác minh, xử lý gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, nhiều người cho rằng số tiền bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt không lớn, chỉ từ vài trăm nghìn đến 1 - 2 triệu đồng nên không trình báo cơ quan Công an. Hơn nữa, các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo thường có địa chỉ cư trú ở các địa phương ngoài tỉnh; số điện thoại dùng để liên lạc thường là sim rác, chỉ liên lạc theo chiều gọi đi nên khi gọi lại để xác minh không được. Đối tượng bị lừa đảo thường là hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, hay những người cao tuổi dễ bị mất cảnh giác. Đáng nói, các đối tượng thường lựa chọn thời điểm cuối năm hoặc dịp giáp Tết Nguyên đán để thực hiện hành vi. Xuất phát từ thực tế trên, để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các đối tượng mạo danh cán bộ Công an để thực hiện hành vi lừa đảo, theo Thượng tá Nguyễn Văn Vận, ngoài việc đẩy mạnh tấn công trấn áp tội phạm, lực lượng Công an các cấp, nhất là Công an xã cần chủ động bám nắm địa bàn, phát động sâu rộng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc huy động sự vào cuộc, tham gia tích cực, hiệu quả của quần chúng nhân dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm. Kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật; báo cáo lực lượng chức năng khi đối tượng có hoạt động, dấu hiệu, hành động khả nghi. Tiếp tục tăng cường tuyên truyền sâu rộng về phương thức, thủ đoạn lừa đảo thường sử dụng để người dân nâng cao ý thức cảnh giác, đề phòng trước những đối tượng, thông tin có nhiều nghi vấn. Đồng thời khuyến cáo người dân, cơ sở, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khi nhận được cuộc điện thoại yêu cầu chuyển tiền không rõ ràng hoặc nghi ngờ bị lừa đảo... cần thông báo, cung cấp thông tin cho lực lượng chức năng Công an huyện, Công an các xã, thị trấn để xác minh, xử lý theo quy định pháp luật. Mạnh Hùng

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/293/162224/canh-giac-thu-doan-gia-danh-cong-an-lua-dao-chiem-doat-tai-san-dip-giap-tet.htm