'Cánh tay nối dài' vì sự tiến bộ của phụ nữ Phú Yên

Với hình thức tổ chức, cách làm khác nhau nhưng đều có chung sự năng động, sáng tạo và nhiệt huyết, những chi hội trưởng phụ nữ đã góp phần không nhỏ để công tác hội và phong trào phụ nữ ở cơ sở được triển khai thiết thực, hiệu quả.

Chi hội trưởng phụ nữ các khu phố thuộc phường 7, TP Tuy Hòa tiên phong đi chợ không túi ni lông, góp phần lan tỏa các hành động bảo vệ môi trường. Ảnh: THÁI HÀ

Chi hội trưởng phụ nữ các khu phố thuộc phường 7, TP Tuy Hòa tiên phong đi chợ không túi ni lông, góp phần lan tỏa các hành động bảo vệ môi trường. Ảnh: THÁI HÀ

Bn b vi phong trào

Chi hội trưởng phụ nữ chính là “cánh tay nối dài” của tổ chức hội chuyển tải các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ công tác hội đến các hội viên. Không quản ngại khó khăn, vất vả, các chị đã và đang bền bỉ với sứ mệnh truyền lửa cho phong trào phụ nữ và thúc đẩy sự tiến bộ chung của phụ nữ Phú Yên.

Bà Trần Thị Tuyết, Chi hội trưởng Phụ nữ khu phố 6 (phường 2, TP Tuy Hòa) được hội viên và bà con tin yêu bởi lòng nhiệt tình, tận tâm với các hoạt động của hội. Với vai trò người dẫn dắt phong trào phụ nữ khu phố, bà Tuyết đã cùng hội viên thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa như vận động và hỗ trợ cho các gia đình nghèo, khó khăn, đỡ đầu các cháu mồ côi.

Trong đợt bùng phát dịch COVID-19, bà Tuyết tham gia nấu cơm tại các khu vực cách ly trong tỉnh suốt 4 tháng liền. Để giúp hội viên phụ nữ có nguồn vốn phát triển kinh tế, bà Tuyết đã tích cực vận động chị em tham gia các tổ nhóm tín dụng, tiết kiệm và vay vốn qua các kênh thuộc quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế và Ngân hàng Chính sách xã hội.

Tại buôn Trinh, xã Ea Bar, huyện Sông Hinh, chị Ksor Hờ Bốc năm nay 36 tuổi cũng là một chi hội trưởng phụ nữ có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức các phong trào, hoạt động hội. Là người đồng bào dân tộc Ê Đê, chị Hờ Bốc đã tuyên truyền vận động hội viên người đồng bào DTTS thực hiện tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt các phong trào và nhiệm vụ của hội phụ nữ.

Hội LHPN tỉnh tặng bằng khen cho các chi hội trưởng phụ nữ đạt thành tích xuất sắc trong công tác hội. Ảnh: THÁI HÀ

Hội LHPN tỉnh tặng bằng khen cho các chi hội trưởng phụ nữ đạt thành tích xuất sắc trong công tác hội. Ảnh: THÁI HÀ

Trong đó, chị đã cùng các hội viên thực hiện tốt mô hình “Phụ nữ DTTS nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”, vận động các em không tảo hôn; hỗ trợ tư vấn và giúp đỡ được 3 chị bị bạo lực gia đình; duy trì CLB Dân vũ thể thao trên 40 thành viên hoạt động thường xuyên để nâng cao đời sống tinh thần cho hội viên phụ nữ.

Ngoài các chi hội trưởng tiêu biểu kể trên, trên địa bàn tỉnh hiện nay có hơn 600 chi hội trưởng đang hoạt động. Trong đó, người trẻ nhất 28 tuổi, người lớn nhất đã 67 tuổi. Người hoạt động lâu nhất có 24 năm công tác.

Các chị có nhiều kinh nghiệm quý giá trong tập hợp hội viên, triển khai hiệu quả hoạt động hội và phong trào phụ nữ tại cơ sở; là những cán bộ hội tâm huyết, trách nhiệm, sáng tạo, tiên phong, hoạt động bền bỉ, gắn bó mật thiết với hội viên phụ nữ và người dân; qua đó đóng góp tích cực vào kết quả chung phong trào phụ nữ tỉnh.

Vì s tiến b ca ph n

Ghi nhận đóng góp của các chi hội trưởng, mới đây, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương chi hội trưởng phụ nữ tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024. 50 chi hội trưởng phụ nữ đến từ các thôn, buôn, khu phố và cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh đã được tuyên dương vì những thành tích xuất sắc trong công tác phụ nữ cơ sở.

Đánh giá cao sự đóng góp của các chi hội trưởng phụ nữ, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lê Đào An Xuân khẳng định: Các chi hội trưởng có vai trò rất quan trọng với phong trào phụ nữ tỉnh. Thực tế hoạt động cho thấy, các chị không chỉ là nơi tập hợp phụ nữ, mà còn trực tiếp triển khai thực hiện các hoạt động của hội, cũng là nơi gần nhất, nhanh nhất phát hiện, giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ khi bị xâm phạm.

Một trong những hoạt động thể hiện rõ nét vai trò của các chi hội trưởng đó là công tác vận động hội viên, phụ nữ chung tay bảo vệ môi trường tại các địa phương. Bên cạnh đó, các chi hội trưởng đã mạnh dạn đi đầu và tích cực vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thi đua phát triển kinh tế làm giàu chính đáng, tham gia xây dựng đời sống văn hóa mới, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Từ sự nhiệt tình, tâm huyết, sáng tạo trong công việc của các chị đã giúp công tác, hoạt động của các chi hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả cao, góp phần cùng cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ ở mỗi địa phương.

BÀ NGUYỄN THỊ HỢP, CHI HỘI TRƯỞNG PHỤ NỮ THÔN BÌNH GIANG, XÃ ĐỨC BÌNH ĐÔNG, HUYỆN SÔNG HINH: Việc càng khó càng phải cố gắng hoàn thành

Để thực hiện tốt công tác hội và phong trào phụ nữ, tôi luôn phấn đấu không ngừng trong việc triển khai các hoạt động vì quyền, lợi ích của hội viên.

Thôn Bình Giang hiện có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có đồng bào di cư từ miền núi phía Bắc vào, phong tục tập quán mỗi dân tộc mỗi khác. Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ, tôi cố gắng tổ chức các hoạt động, xây dựng nhiều mô hình thu hút chị em tham gia.

Trong đó, CLB Phụ nữ tôn giáo, CLB Dân vũ, CLB Mừng ngày chị sinh đã đồng hành cùng các chị rất nhiều năm, giúp mang lại niềm vui trong cuộc sống. Để hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế, chúng tôi xây dựng các mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Nhóm tiết kiệm xoay vòng vốn”, giúp các chị có thêm vốn để đầu tư sản xuất.

Tôi làm công tác hội đã nhiều năm. Ngoài việc tiên phong làm gương, tôi đã cam kết điều gì với chị em thì sẽ đồng hành để cùng chị em thực hiện cho đến cùng và mang lại kết quả thiết thực. Hoạt động hội thì có nhiều nội dung, có nhiều việc khó khăn, nhưng càng khó chúng tôi càng nỗ lực để cùng nhau đưa chi hội đi lên, đời sống phụ nữ phát triển mọi mặt.

CHỊ SIÊU THỊ MẸO, CHI HỘI TRƯỞNG PHỤ NỮ THÔN TÂN THUẬN, XÃ SƠN HỘI, HUYỆN SƠN HÒA: Chủ động hỗ trợ, các chị sẽ đến với hội

Khi bắt đầu làm chi hội trưởng thôn Tân Thuận, việc đầu tiên tôi làm là thống kê lại số hội viên, nắm bắt điều kiện kinh tế, đời sống gia đình các chị để có phương án hỗ trợ cũng như tổ chức các hoạt động phù hợp thu hút hội viên.

Khi tiếp cận chị Ksor Thị Liễu, tôi thấy chị không mặn mà tham gia công tác hội. Hỏi ra mới biết gia đình chị là hộ nghèo nhưng khó khăn khi vay vốn chính sách. Khi biết trường hợp này, tôi đến UBND xã nắm lại danh sách gia đình hộ nghèo, cận nghèo. Thấy gia đình chị Liễu là hộ nghèo, tôi đã nhanh chóng hướng dẫn chị làm hồ sơ để được bình xét vay vốn. Được giải ngân vốn, chị Liễu có điều kiện sản xuất, kinh tế gia đình ngày một tốt hơn.

Tôi nghĩ rằng, để tập hợp, thu hút hội viên, việc xây dựng tình đoàn kết, tương trợ nhau trong cuộc sống là hết sức quan trọng. Bản thân tôi không chờ chị em có việc mới tìm đến mình mà sẽ chủ động tìm hiểu sự việc và tìm đến các chị. Nhờ vậy, tôi nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của các chị để có thể hỗ trợ kịp thời. Đây cũng là cách để tôi tập hợp hội viên và giúp chi hội hoạt động hiệu quả.

THÁI HÀ

Nguồn Phú Yên: https://baophuyen.vn/141/321900/-canh-tay-noi-dai--vi-su-tien-bo-cua-phu-nu-phu-yen.html