Chất vấn nóng việc bán 34% cổ phần nước sạch Sông Đuống cho tỷ phú Thái Lan
Hôm nay (7/11), Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tường thuật trực tiếp
Diễn biến nổi bật
09:37 07/11
Dự án điện Long Phú 1 có nguy cơ gia nhập “câu lạc bộ” thua lỗ nghìn tỷ
Liên quan đến dự án điện Long Phú 1 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư đội vốn, chậm tiến độ, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết: Long Phú 1 là dự án quan trọng trong tổng sơ đồ điện 7 và đặt tại tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay, nhà thầu của Nga đang bị đưa danh sách cấm vận của Mỹ, không cho phép tham gia thực hiện các hoạt động giao dịch quốc tế.
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương, 2 năm qua Chính phủ và các bộ, ngành đã tập trung để thúc đẩy tiến độ và tìm ra giải pháp để giải quyết. Đến nay, năng lực của tổng thầu không còn đủ điều kiện để thực hiện. Vì vậy, đang tính đến phương án có thể tiếp quản lại dự án và để cho đối tác khác thực hiện.
Song ông Tuấn Anh cho biết, đây là vấn đề phức tạp, PVN đang đàm phán với nhà thầu này. Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ để tìm ra giải pháp để đảm bảo triển khai dự án này vẫn tiếp tục được hiệu quả chung, cũng như đóng góp cho cân đối điện trong thời gian tới.
Chưa hài lòng với phần trả lời này, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tranh luận lại và nói thẳng, dự án Điện Long Phú 1 cho Đồng bằng sông Cửu Long đã thất bại. “Bây giờ khả năng sẽ trở thành một trong những dự án gia nhập câu lạc bộ thua lỗ nghìn tỉ đồng. Đây là vấn đề hết sức quan trọng và Nhà nước có khả năng sẽ mất hàng trăm triệu USD”, ông Nhưỡng lo ngại.
09:30 07/11
Dồn dập chất vấn việc chậm triển khai dự án điện Bạc Liêu
Đề cập đến Dự án Nhà máy điện khí hóa lỏng LNG Bạc Liêu, ĐB Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu) phản ánh, dự náy đã được Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc. Nhà đầu tư đã hoàn thành thủ tục đầu tư 12 tháng nay, song đến nay thì dự án quan trọng này của tỉnh nghèo Bạc Liêu vẫn chưa được Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng phê duyệt. “Đề nghị Bộ trưởng vui lòng cho biết tại sao lại có sự chậm trễ như vậy”, ông Thái đặt câu hỏi ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương nói rõ có hay không việc phớt lờ chỉ đạo của Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội trong dự án điện Bạc Liêu, và có hay không có khuất tất về dự án này liên quan đến vấn đề lợi ích nhóm?
Trả lời về nội dung trên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết: dự án này từng có trong quy và dự kiến đưa vào vận hành từ năm 2029. Tuy nhiên, sau đó đã được đưa ra khỏi quy hoạch. Sau khi tỉnh Bạc Liêu có báo cáo, Bộ Công Thương đã xin ý kiến để thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung nhà máy điện này và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia để có cơ sở triển khai thực hiện.
Trước trả lời này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét “thủ tục là rất chậm”. Theo Chủ tịch Quốc hội, đây là một dự án quan trọng của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Do đó, bà Ngân đề nghị Bộ trưởng nói rõ từ giờ tới cuối năm có giải quyết được dự án này hay không?
Trả lời Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, sẽ đợi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Chính phủ cho ý kiến và sau đó đó sẽ triển khai theo đúng quy định và hy vọng sẽ sớm được thực hiện việc này vào đầu năm 2020.
Chưa hài lòng với phần trả lời trân các đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân (Cà Mau), Trương Trọng Nghĩa (TP.Hồ Chí Minh), Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đồng loạt yêu cầu Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ báo cáo rõ việc này, cũng như thời điểm đưa ra quyết định để triển khai thực hiện.Nguyên Hoàng Trần
09:14 07/11
Chất vấn việc bán 34% cổ phần nước sạch Sông Đuống cho tỷ phú Thái Lan
Theo ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương), việc mua bán, sáp nhập trong kinh tế thị trường là tất yếu. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng sẽ làm gia tăng tình trạng độc quyền thao túng thị trường. “Bộ trưởng có giải pháp gì để tham mưu cho Chính phủ có chính sách điều tiết làm lành mạnh hoạt động này”, ông Nhân nêu câu hỏi.
Cùng mối quan tâm này, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) bày tỏ sự lo ngại về tình trạng nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần Công ty nước sạch Sông Đuống.
Theo ông Nghĩa, nước là một cái vấn đề an ninh quan trọng mà theo tôi còn “ngọt” hơn cả lương thực. Thế mà chúng ta lại đang thoái vốn Nhà nước toàn bộ đến 100% là rất có vấn đề.
“Vừa rồi, báo chí đã phản ánh việc tỷ phú Thái Lan mua đến 34% của nhà máy nước sạch sông Đuống lớn nhất Việt Nam. Trước tình cung cấp nước sạch như vừa qua, tôi đề nghị chúng ta phải xem xét lại chủ trương này. Đề nghị bộ Bộ trưởng, Thủ tướng cho biết thêm ý kiến của mình về việc này”, ông Nghĩa nêu câu hỏi.
08:54 07/11
Phát triển nuôi gà quá nhiều, dẫn đến hạ giá cục bộ
Theo ĐB Nguyễn Thị Ngọc Lan (Bắc Ninh), vừa qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về việc thịt gà được nhập khẩu vào nước ta với số lượng lớn, giá rẻ làm sụt giảm mạnh giá thịt gà trong nước, gây khó khăn cho ngành chăn nuôi gà.
“Nhiều cử tri lo ngại, theo các cam kết FTA ta cũng cần phải mở cửa thị trường nội địa thì sẽ có thêm nhiều mặt hàng chăn nuôi khác cũng sẽ chịu tác động tương tự. Xin Bộ trưởng cho biết Bộ trưởng có giải pháp gì để giảm khó khăn cho người chăn nuôi”, bà Lan đặt vấn đề.
Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết, qua kiểm tra thực tế thì thấy, gà nhập khẩu vào Việt Nam từ Mỹ và một số nước khác. Song số lượng tăng cũng không phải là đáng kể nó chủ yếu tăng từ đầu năm cho đến tháng 4, còn từ tháng 4 đến nay gà nhập khẩu không tăng.
Tuy nhiên, ông Trần Tuấn Anh cho rằng, có một số vấn đề cần rút kinh nghiệm trong điều hành kinh tế thị trường. Ví dụ như dịch tả lợn Châu Phi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung nên người dân phát triển nuôi gà quá nhanh, gây ra tình trạng hạ giá cục bộ.
“Hiện nay thì giá gà đã trở lại bình thường và không có những tác động lớn Đây là biện pháp cần rút kinh nghiệm hai là các hàng rào kỹ thuật để thực hiện như trên. Chúng tôi sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành để tiếp tục. tiếp tục để bảo vệ thị trường của mình trong các lĩnh vực chăn nuôi”, Bộ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh. (Văn Kiên ghi).
08:44 07/11
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho biết, từ 2018, Bộ đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ để đề xuất xây dựng một văn bản pháp quy để hướng dẫn cụ thể hơn nữa để ghi xuất xứ cho sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và lưu thông ở trong nước.
Đây là một việc khó nên Bộ đã có báo cáo và xin ý kiến các bộ ngành để xây dựng thông tư dưới hình thức mở và có đóng góp ý kiến của các bộ ngành cả về góc độ pháp lý và nội dung điều chỉnh các chủ thể của hoạt động này.
Sau gần 1 năm xây dựng đã hoàn thành dự thảo thông tư, hiện đang lấy ý kiến, đăng tải công khai trên các phương tiện truyền thông, lấy ý kiến phản biện của xã hội, của doanh nghiệp, người dân.
Hiện đã qua 2 vòng, ý kiến đóng góp đa dạng. Cũng có ý kiến cho thấy phạm vi điều chỉnh thông tư này cần phải làm kỹ hơn nữa để tránh tình trạng ảnh hưởng lợi ích của ta trong hoạt động với quốc tế.
08:43 07/11
Liên quan đến câu hỏi về trường hợp Asanzo, Khải Silk, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, trên thực tế, ngoài Nghị định 31 hướng dẫn về luật quản lý ngoại thương, còn có Nghị định 43 quy định những nội dung điều chỉnh trong việc chứng nhận nhãn mác cũng như xuất xứ hàng hóa lưu thông trong nước.
Tuy nhiên, trên thực tế, văn bản 43 giao trách nhiệm cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất tự kê khai, tự ghi nhãn mác hàng hóa cũng như xuất xứ hàng hóa. Chính vì vậy, trong thời gian dài, bước đầu có hành vi gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, lừa dối người tiêu dùng như vụ Khải silk trong thời gian trước kia cũng như sau này có những câu chuyện là chưa rõ ràng trong việc ghi xuất xứ với hàm lượng như thế nào với phần giá trị gia tăng ở phần nội địa dẫn đến có vướng mắc cho một số doanh nghiệp mà chúng ta chứng kiến câu chuyện như của Asanzo.
08:29 07/11
Trong ngày hôm nay, ngoài Bộ trưởng Bộ Công thương còn có Bộ Trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng, các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn Quốc hội về các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành mình.
08:27 07/11
Trả lời chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu điện cao trong 2019- 2020 và kéo dài tới 2022-2023. Đối với “đường lưỡi bò” xuất hiện ở một số sản phẩm, trong đó có ô tô, ông Tuấn Anh cho biết: Đã yêu cầu thu hồi toàn bộ, đồng thời, tước giấy phép nhập khẩu và kinh doanh của doanh nghiệp cho đến khi nào khắc phục xong. (XEM CHI TIẾT)
08:27 07/11
06:11 07/11
Những câu hỏi 'nóng' chờ Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời
ĐB Nguyễn Tiến Sinh (đoàn Hòa Bình): Đề nghị Bộ trưởng giải trình rõ hơn về hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt. Vấn đề quan trọng nhất mà Bộ trưởng chưa trả lời là lỗ hổng về mặt pháp luật, hàng rào kỹ thuật chưa đủ mạnh để kiểm soát tình hình, đặc biệt sự công khai minh bạch về quy định thế nào là hàng Việt Nam. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp như kiểu Asanzo không biết mình có vi phạm không. Như vậy, đẩy người dân và doanh nghiệp vào thế rủi ro rất cao. Vụ Asanzo, Khải Silk có đơn thuần là gian lận thương mại hay không và Việt Nam là “kinh tế mở” hay “kinh tế hở”?
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre): Vì sao đã nâng cấp Cục Quản lý thị trường lên tổng cục với lời hứa là sẽ chấn chỉnh công tác quản lý mà vẫn còn tình trạng rối loạn thị trường, buôn lậu, hàng giả hàng nhái kém chất lượng vẫn là vấn nạn gây bức xúc cho nhân dân. Trách nhiệm của Bộ trưởng về vấn đề này ra sao?
Đại biểu Trần Thị Hằng (Bắc Ninh): Có hay không buông lỏng quản lý trong cấp giấy chứng nhận xuất xứ, và khi nào sẽ có quy định về ghi nhãn hàng hóa để bảo vệ hàng Việt Nam.
Trước đó, trong chiều 6/11, đã có 14 đại biểu nêu câu hỏi chất vấn và 44 đại biểu chờ chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Nhiều câu hỏi “nóng” cũng đã được các đại biểu nêu ra để Bộ trưởng Công thương trả lời.
Trong đó, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (đoàn Hòa Bình), yêu cầu trả lời về lỗ hổng về mặt pháp luật, hàng rào kỹ thuật chưa đủ mạnh, đặc biệt sự công khai minh bạch về quy định thế nào là hàng Việt Nam. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp như kiểu Asanzo không biết mình có vi phạm không. Vụ Asanzo, Khải Silk có đơn thuần là gian lận thương mại hay không và Việt Nam là "kinh tế mở" hay "kinh tế hở"?
Đại biểu Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) đặt vấn đề: Có hay không buông lỏng quản lý trong cấp giấy chứng nhận xuất xứ, và khi nào sẽ có quy định về ghi nhãn hàng hóa để bảo vệ hàng Việt Nam.
Sau phần trả lời của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, từ 10h15, Quốc hội chuyển sang chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân về việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; sắp xếp cán bộ, công chức sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, bồi dưỡng, đào tạo, thi nâng ngạch, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và viên chức. Công tác đánh giá, xử lý vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Chia lửa với Bộ trưởng Bộ Nội vụ là Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Công an.
Đến 16h40, Quốc hội sẽ chuyển sang chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về: Công tác quản lý báo chí, quản lý giấy phép trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình; cấp, thu hồi thẻ nhà báo. Công tác quản lý thông tin điện tử, nhất là các trang thông tin điện tử, mạng xã hội; quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng. Về ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng Chính phủ điện tử.
Bộ trưởng các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Y tế, Công an; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.