Chênh vênh 'phu khuân vác'

Len lỏi giữa dòng người đến tham quan, hành hương núi Bà là những người 'cõng' nước đá, trái cây, thực phẩm, gạo, kể cả những bao cát nặng cho nhà chùa và những tiểu thương buôn bán dọc đường lên chùa Linh Sơn Thánh Mẫu.

Chùa Linh Sơn Thánh Mẫu (hay còn gọi là Chùa Bà) nằm ở lưng chừng núi Bà Đen, cách chân núi hơn 1.200m, với 1.580 bậc thang. Để cõng hàng hóa nặng trên lưng vượt qua chặng đường này là điều không dễ, đường đi tuy được xếp bậc thang, nhưng dốc đứng chênh vênh, gập ghềnh.

Đội khuân vác hơn 20 người đàn ông, đa số là người từ nơi khác đến cư trú ven chân núi. Anh Phạm Văn Quốc (42 tuổi, quê ở An Giang) mới vào nghề khuân vác được vài tháng. Ban đầu, anh chỉ dám vác những vật gọn như thùng nước ngọt hay bao gạo, thực phẩm; khi quen rồi thì vác nước đá giao cho các tiểu thương buôn bán trên khu vực chùa.

Dưới cái nóng của tháng 3, cõng trên vai 2 bao nước đá bi nặng gần 60kg, anh Quốc nói: “Ngày tôi vác 3 chuyến, tiền công mỗi chuyến 110.000 đồng. Tôi mới vô nghề nên vác ít, do chưa quen”. Tranh thủ lúc nghỉ ngơi, anh Quốc kể thêm, anh em trong đội vác 5-6 chuyến lên xuống “như ăn cơm bữa”. Dịp tết, tranh thủ vác thêm gạo, heo quay, nước ngọt, trái cây, cát xây dựng... “Làm từ sáng sớm tới tối, về nhà là chỉ biết nằm ngủ, không thiết ăn vì toàn thân rã rời, ê ẩm. Nghề này cực lắm! Chuyện té ngã, bị gãy tay chân là bình thường”.

Theo những người khuân vác, nước đá là loại hàng khó vận chuyển nhất so với các loại khác. “Vác nước đá không dám nghỉ nhiều, mệt lắm cũng chỉ vài giây rồi đi tiếp, nếu không nước đá sẽ tan hết”- anh Quốc nói.

Chị Phương Trúc (25 tuổi)- du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh bày tỏ: “Lần đầu tiên chọn lối đi bộ lên núi, được vài chục mét chúng tôi lại phải nghỉ, uống nước lấy sức. Nhìn những người khuân trên vai nhiều món hàng nặng leo núi, tôi thật nể phục!”.

Chùa Linh Sơn Thánh Mẫu nằm ở lưng chừng núi Bà Đen, cách chân núi hơn 1.200m, với 1.580 bậc thang.

Chùa Linh Sơn Thánh Mẫu nằm ở lưng chừng núi Bà Đen, cách chân núi hơn 1.200m, với 1.580 bậc thang.

Họ khuân lên chùa Bà bất cứ thứ gì mà người khác thuê, từ bàn ghế nhựa cho đến những mặt hàng cồng kềnh, khó di chuyển.

Họ khuân lên chùa Bà bất cứ thứ gì mà người khác thuê, từ bàn ghế nhựa cho đến những mặt hàng cồng kềnh, khó di chuyển.

Những bước chân chậm rãi, cẩn trọng bước trên từng bậc thang.

Những bước chân chậm rãi, cẩn trọng bước trên từng bậc thang.

Đường dốc đá gập ghềnh, có lúc dốc thẳng đứng, để giao hàng an toàn đến người nhận người khuân vác luôn thận trọng, bước chân nặng nề bám chặt vào đá núi...

Đường dốc đá gập ghềnh, có lúc dốc thẳng đứng, để giao hàng an toàn đến người nhận người khuân vác luôn thận trọng, bước chân nặng nề bám chặt vào đá núi...

Trung bình mỗi ngày, chú Năm (59 tuổi) vác hơn 50kg xoài từ trên độ cao 500m đường cột điện xuống chân núi để bán cho thương lái.

Trung bình mỗi ngày, chú Năm (59 tuổi) vác hơn 50kg xoài từ trên độ cao 500m đường cột điện xuống chân núi để bán cho thương lái.

Mỗi ngày, anh Phạm Văn Quốc “cõng” trên vai 2 bao nước đá bi nặng gần 60kg giao cho các tiểu thương, tiền công mỗi chuyến 110.000 đồng.

Mỗi ngày, anh Phạm Văn Quốc “cõng” trên vai 2 bao nước đá bi nặng gần 60kg giao cho các tiểu thương, tiền công mỗi chuyến 110.000 đồng.

Một phu khuân vác cầm miếng lót ngăn cách giữa vai và nước đá xuống chân núi chuẩn bị cho chuyến hàng tiếp theo.

Một phu khuân vác cầm miếng lót ngăn cách giữa vai và nước đá xuống chân núi chuẩn bị cho chuyến hàng tiếp theo.

Bước chân chậm rãi, chắc chắn mới có thể cõng hàng lên núi cao.

Bước chân chậm rãi, chắc chắn mới có thể cõng hàng lên núi cao.

Nghề cực nhọc.

Nghề cực nhọc.

Gạo cũng là một trong những mặt hàng được “cõng” lên chùa Bà.

Gạo cũng là một trong những mặt hàng được “cõng” lên chùa Bà.

Tâm Giang

Nguồn Tây Ninh: https://baotayninh.vn/chenh-venh-phu-khuan-vac-a156320.html