Chiến thắng hiếm hoi của Xiaomi trước danh sách đen của Mỹ sẽ mở đường cho những gã khổng lồ Trung Quốc khác
Nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Mỹ để đưa mình ra khỏi danh sách đen mà Mỹ đưa ra. Các nhà phân tích nói rằng chiến thắng của Xiaomi rất có thể sẽ mang lại hy vọng cho các công ty công nghệ Trung Quốc khác.
Các nhà phân tích cho rằng Xiaomi đã tạo ra một khuôn mẫu cho các doanh nghiệp Trung Quốc về cách đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ. Ảnh: Wang Gang / VCG.
Nhà sản xuất điện thoại hàng đầu Trung Quốc Xiaomi Corp đã ghi được một chiến thắng hiếm hoi vào thứ 4 tuần trước khi trở thành một trong những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đầu tiên tự đưa tên mình ra khỏi danh sách đen thương mại của chính phủ Mỹ và theo các nhà phân tích, thành công của nhà sản xuất điện thoại thông minh có thể mang lại hy vọng cho những người khác bị kẹt trong cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung.
Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh này đã đạt được thỏa thuận với Bộ Quốc phòng Mỹ để loại bỏ tên mình ra khỏi danh sách đen – một danh sách cấm các nhà đầu tư Mỹ sở hữu cổ phần trong công ty Trung Quốc và điều này sẽ dẫn đến việc hủy niêm yết của các công ty này trên các sàn giao dịch của Mỹ và bị xóa khỏi các chỉ số chuẩn toàn cầu.
Thỏa thuận được đưa ra sau khi Xiaomi đệ đơn kiện vào tháng 1 nhằm chống lại lệnh cấm - lệnh cấm này được thực hiện sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ định tên những công ty cụ thể có liên kết quân sự với Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền. Trước đó, một tòa án của Mỹ đã đứng về phía Xiaomi vào tháng 3 và tạm thời dừng lệnh cấm.
Theo Cameron Johnson, một đối tác của Xiaomi tại Tidal Wave Solutions cho hay, công ty Xiaomi với thâm niên 11 năm tuổi do tỷ phú Lei Jun sáng lập đã thực hiện một số bước quan trọng để tạo ra giải pháp hiệu quả cho các vấn đề của Mỹ.
Johnson cho biết: “Xiaomi đã sử dụng hệ thống pháp luật của Mỹ như một đồng minh của mình, bao gồm việc nộp đơn kiện và đưa ra trước thẩm phán một cách nhanh chóng”. Ông nói thêm, trong khi công ty đang kiện chính phủ Mỹ, họ cũng bắt đầu các cuộc đàm phán với chính phủ Mỹ để giảm bớt lo ngại của họ.
Theo công ty nghiên cứu IDC, Xiaomi hiện là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ ba trên thế giới, công ty này đã tuyên bố trong vụ kiện của mình rằng việc họ liên kết với quân đội Trung Quốc là "điều vi hiến" vì nó sẽ tước bỏ quyền của công ty "mà không có thủ tục pháp lý".
Will Wong, một giám đốc nghiên cứu tại IDC, nói rằng ông sẽ không thể mong đợi Xiaomi đạt được chiến thắng này trong một khoảng thời gian ngắn như vậy nếu Trump vẫn còn nắm quyền.
Ông nói: “Mặc dù Tổng thống Joe Biden được cho là sẽ tiếp tục giữ quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, nhưng chính quyền của ông đang thực hiện một cách tiếp cận có mục tiêu hơn.”
Wong nói, một trong những trọng tâm của chính quyền Mỹ hiện tại là công nghệ 5G. Không giống như gã khổng lồ viễn thông Huawei Technologies Co đã chứng kiến hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của mình bị tê liệt bởi các lệnh trừng phạt cắt đứt quyền tiếp cận công nghệ của Mỹ, Xiaomi đã không tham gia vào thiết bị mạng 5G, điều này đã giúp ích cho trường hợp của họ.
Quyết định giữa hai bên dự kiến sẽ được hoàn tất vào ngày 20 tháng 5, theo hồ sơ của tòa án. Trong khi đó, Xiaomi đã có một lập trường thận trọng, khi trả lời rằng họ đang “chú ý đến sự phát triển của vấn đề này” mà không cần giải thích chi tiết.
Các nhà phân tích cho biết sự phát triển này sẽ mang lại hy vọng cho các công ty công nghệ Trung Quốc khác đang bị Mỹ giám sát.
Ông Cameron cho biết: “Những gì Xiaomi đã làm là tạo ra một khuôn mẫu cho các doanh nghiệp Trung Quốc về cách đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ và các mối quan ngại khác trong tương lai”.
Tuy nhiên, các công ty công nghệ Trung Quốc vẫn phải tiếp tục đối mặt với rủi ro pháp lý đáng kể tại Mỹ.
Cùng ngày Xiaomi bị đưa vào danh sách đen vào tháng 1, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa ra quy tắc cuối cùng tạm thời về “Đảm bảo Chuỗi cung ứng Công nghệ và Dịch vụ Thông tin và Truyền thông (ICTS)”.
Trong số các quy định khác, quy tắc đặt ra các hạn chế đối với các giao dịch liên quan đến phần mềm liên lạc internet với hơn một triệu người dùng Mỹ.
Mặc dù quy tắc này không đề cập cụ thể đến Trung Quốc, nhưng các nhà phân tích đã chỉ ra rằng nó có thể gây rắc rối cho các công ty như gã khổng lồ internet Tencent Holdings, công ty trực tiếp sở hữu các nhà phát triển trò chơi như Riot Games với cơ sở người dùng khổng lồ ở Mỹ.
Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc đã tìm mọi cách để thách thức các quyết định của chính phủ Mỹ trước tòa.
Ngoài ra, ông Wong nói thêm: “Ví dụ của Xiaomi sẽ mang lại nhiều hy vọng hơn cho các công ty Trung Quốc, đặc biệt là cho những công ty không tham gia vào lĩnh vực kinh doanh thiết bị mạng 5G.