Chip xử lý Mỹ tiếp tục mang đến độ chính xác cho tên lửa Nga

Washington rất nỗ lực ngăn chặn chip xử lý Mỹ đến tay Nga phục vụ chế tạo tên lửa, nhưng cố gắng của họ vẫn chưa mang tới kết quả.

Vấn đề chip xử lý Mỹ cung cấp khả năng tấn công chính xác cho tên lửa Nga là điều khiến giới chức quân sự phương Tây đau đầu tìm cách ngăn chặn suốt thời gian qua, nhưng gần như chưa có gì được cải thiện.

Vấn đề chip xử lý Mỹ cung cấp khả năng tấn công chính xác cho tên lửa Nga là điều khiến giới chức quân sự phương Tây đau đầu tìm cách ngăn chặn suốt thời gian qua, nhưng gần như chưa có gì được cải thiện.

Theo những gì được ghi nhận từ chiến trường, sau khi bắn trúng mục tiêu, tên lửa Nga thường sẽ bị phá hủy hoàn toàn, không để lại thành phần nào thuộc hệ thống điều khiển hoặc dẫn đường còn nguyên vẹn để truy xuất nguồn gốc.

Theo những gì được ghi nhận từ chiến trường, sau khi bắn trúng mục tiêu, tên lửa Nga thường sẽ bị phá hủy hoàn toàn, không để lại thành phần nào thuộc hệ thống điều khiển hoặc dẫn đường còn nguyên vẹn để truy xuất nguồn gốc.

Mặc dù vậy một vài trường hợp rất hiếm gặp đã được ghi nhận, khi các chuyên gia quân sự Ukraine may mắn thu thập được một vài linh kiện tương đối nguyên vẹn tại địa điểm xảy ra vụ nổ.

Mặc dù vậy một vài trường hợp rất hiếm gặp đã được ghi nhận, khi các chuyên gia quân sự Ukraine may mắn thu thập được một vài linh kiện tương đối nguyên vẹn tại địa điểm xảy ra vụ nổ.

Điển hình như trong một vụ tấn công gần đây, các bộ phận của quả tên lửa Nga được tìm thấy tại hiện trường đã cung cấp cho giới truyền thông một cái nhìn khá tổng quát về thành phần cấu tạo.

Điển hình như trong một vụ tấn công gần đây, các bộ phận của quả tên lửa Nga được tìm thấy tại hiện trường đã cung cấp cho giới truyền thông một cái nhìn khá tổng quát về thành phần cấu tạo.

Đáng chú ý nhất là chip và bộ phận điều hướng được xác định là sản phẩm của Analog Devices, đây là công ty chuyên sản xuất vi mạch của Mỹ, cùng với Infineon Technologies của Đức và Integrated Silicon Solution Inc - một công ty Mỹ nhưng có vốn đầu tư của Trung Quốc.

Đáng chú ý nhất là chip và bộ phận điều hướng được xác định là sản phẩm của Analog Devices, đây là công ty chuyên sản xuất vi mạch của Mỹ, cùng với Infineon Technologies của Đức và Integrated Silicon Solution Inc - một công ty Mỹ nhưng có vốn đầu tư của Trung Quốc.

Những gì còn sót lại của động cơ tên lửa cho thấy thiết bị này xuất xưởng vào tháng 3/2023 - hơn một năm sau khi Mỹ và đồng minh áp đặt lệnh kiểm soát xuất khẩu và cấm cung cấp cho Nga những công nghệ hay thiết bị phục vụ chế tạo vũ khí.

Những gì còn sót lại của động cơ tên lửa cho thấy thiết bị này xuất xưởng vào tháng 3/2023 - hơn một năm sau khi Mỹ và đồng minh áp đặt lệnh kiểm soát xuất khẩu và cấm cung cấp cho Nga những công nghệ hay thiết bị phục vụ chế tạo vũ khí.

Cần nhấn mạnh, lệnh cấm vận nói trên khiến việc xuất khẩu vi xử lý hay chất bán dẫn có nguồn gốc phương Tây sang Nga bị xem như bất hợp pháp nếu những linh kiện này có thể được sử dụng cho mục đích quân sự, ngay cả khi được sản xuất tại Trung Quốc.

Cần nhấn mạnh, lệnh cấm vận nói trên khiến việc xuất khẩu vi xử lý hay chất bán dẫn có nguồn gốc phương Tây sang Nga bị xem như bất hợp pháp nếu những linh kiện này có thể được sử dụng cho mục đích quân sự, ngay cả khi được sản xuất tại Trung Quốc.

Theo thống kê, phần lớn chip Mỹ trong tên lửa Nga là của công ty Analog Devices Inc, có trụ sở tại Wilmington, Massachusetts. Trong số các mảnh vỡ tìm thấy tại địa điểm vụ nổ, 21% trong số hơn 3.800 linh kiện có xuất xứ từ phương Tây.

Theo thống kê, phần lớn chip Mỹ trong tên lửa Nga là của công ty Analog Devices Inc, có trụ sở tại Wilmington, Massachusetts. Trong số các mảnh vỡ tìm thấy tại địa điểm vụ nổ, 21% trong số hơn 3.800 linh kiện có xuất xứ từ phương Tây.

Công ty Texas Instruments trở thành doanh nghiệp Mỹ thứ hai sở hữu 14% số linh kiện được phát hiện. Về cơ bản, có tới 86% chip xử lý nguồn gốc phương Tây được Nga nhập khẩu đến từ những doanh nghiệp có trụ sở chính tại Mỹ và châu Âu.

Công ty Texas Instruments trở thành doanh nghiệp Mỹ thứ hai sở hữu 14% số linh kiện được phát hiện. Về cơ bản, có tới 86% chip xử lý nguồn gốc phương Tây được Nga nhập khẩu đến từ những doanh nghiệp có trụ sở chính tại Mỹ và châu Âu.

Kể từ tháng 3/2022, hàng chục nghìn linh kiện điện tử phương Tây, đặc biệt là chip dành cho hệ thống vũ khí đã được gửi đến Nga, rõ ràng Mỹ và EU đang không kiểm soát được hoạt động xuất khẩu của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực vi mạch.

Kể từ tháng 3/2022, hàng chục nghìn linh kiện điện tử phương Tây, đặc biệt là chip dành cho hệ thống vũ khí đã được gửi đến Nga, rõ ràng Mỹ và EU đang không kiểm soát được hoạt động xuất khẩu của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực vi mạch.

Trong diễn biến khác, KSE - một tổ chức tư vấn của Trường Kinh tế Kyiv đã phân tích 58 thiết bị quân sự của Nga thu được từ chiến trường và tìm thấy hơn 1.000 linh kiện nước ngoài, chủ yếu là chất bán dẫn và chip xử lý có nguồn gốc phương Tây

Trong diễn biến khác, KSE - một tổ chức tư vấn của Trường Kinh tế Kyiv đã phân tích 58 thiết bị quân sự của Nga thu được từ chiến trường và tìm thấy hơn 1.000 linh kiện nước ngoài, chủ yếu là chất bán dẫn và chip xử lý có nguồn gốc phương Tây

Hầu hết các thành phần này được cho là “bị kiểm soát và cấm xuất khẩu”. Nhưng theo các nhà phân tích, linh kiện sẽ đến Nga thông qua trung gian thương mại, bao gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và nhiều quốc gia khác.

Hầu hết các thành phần này được cho là “bị kiểm soát và cấm xuất khẩu”. Nhưng theo các nhà phân tích, linh kiện sẽ đến Nga thông qua trung gian thương mại, bao gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và nhiều quốc gia khác.

"Nga vẫn có thể nhập khẩu tất cả các linh kiện quan trọng cần thiết từ phương Tây cho nhu cầu chế tạo vũ khí của mình", bà Elina Rybakova thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, đồng thời là một trong những tác giả báo cáo của Viện KSE cho biết.

"Nga vẫn có thể nhập khẩu tất cả các linh kiện quan trọng cần thiết từ phương Tây cho nhu cầu chế tạo vũ khí của mình", bà Elina Rybakova thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, đồng thời là một trong những tác giả báo cáo của Viện KSE cho biết.

Theo báo cáo, hơn 2/3 linh kiện nước ngoài được tìm thấy trong thiết bị quân sự Nga đến từ Mỹ, Nhật Bản và Đức. Trong khi đó các nhà cung cấp từ Trung Quốc, bao gồm cả Hồng Kông, chiếm hơn 87% tổng lượng nhập khẩu chất bán dẫn và chip xử lý của Nga.

Theo báo cáo, hơn 2/3 linh kiện nước ngoài được tìm thấy trong thiết bị quân sự Nga đến từ Mỹ, Nhật Bản và Đức. Trong khi đó các nhà cung cấp từ Trung Quốc, bao gồm cả Hồng Kông, chiếm hơn 87% tổng lượng nhập khẩu chất bán dẫn và chip xử lý của Nga.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/chip-xu-ly-my-tiep-tuc-mang-den-do-chinh-xac-cho-ten-lua-nga-post591938.antd